Đi chùa là một nét văn hóa truyền thống của đa số người Việt ta. Tại chùa, mỗi vật đều được sắp xếp, sử dụng để thể hiện những ý nghĩa tâm linh khác nhau. Với cây cối cũng vậy. Dưới đây HoaCanhQuangVy.com sẽ tổng hợp những loại cây trồng, hoa trồng trong chùa cùng ý nghĩa tâm linh của chúng.

Xem giá cây công trình, cây xanh đô thị

Cây đại

Hoa đại là loài hoa có màu trắng vô cùng tinh khiết cùng hương thơm đặc trưng. Cây đại được trồng ở trong chùa rất nhiều. Chúng thường có vị trí ở hai bên đường vào, sát phía trước hoặc hai bên di tích. Hầu như loài cây này sẽ không được trồng phía sau. Cây đại mang một vẻ đẹp vô cùng thoát tục với hình ảnh những thân cây trụi lá. Hoa mọc thành chùm ở phía trên cao.

Cây đại trồng trong chùa tạo cho người nhìn cảm giác linh thiêng. Ngoài ra, trong đạo Phật, cây đại là một trong những loài cây thuộc hệ cây thiên mệnh. Điều này nghĩa là cây mang sinh khí, linh hồn của trời đất, vũ trụ. Loài cây này có thể hút những sinh lực, nguồn khí tốt từ bầu trời để truyền cho đất và nước. Điều này khởi phát lên một cuộc sống viên mãn.

Cây bồ đề

Bồ đề là hiện thân của sự giác ngộ, minh triết và sáng suốt. Đây là điều mà đạo Phật đưa lên đầu. Do vậy, cây bồ đề cũng được coi là một trong những hình ảnh tượng trưng cho đạo phật. Cây tượng trưng cho việc trí tuệ tạo nên giác ngộ. Từ đó, tiêu diệt mọi mầm mống của tội ác.

Tượng trưng cho Trí, Tri, Đạo và Giác nên bồ đề thường được trồng ở bên tría cửa chùa, phía trước. Bên cạnh đó, có lẽ bạn cũng từng được nghe về sự tích Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề mà giác ngộ. Người ta gọi điều này là chứng quả bồ đề. Do đó, bồ đề trong chùa còn biểu tượng cho các kiếp tu.

Cây sung

Sung là cây không chỉ được trồng nhiều ở nhà làm cảnh, lấy quả mà còn được chăm sóc rất kỹ ở trong chùa. Đây là loài cây thay thế cho cây vô ưu. Nó tượng trưng cho sự diệt trừ 108 điều phiền não của con người. Cây thường được trồng ở bên trái, phía trước hoặc cạnh ao chùa. Điều này như một lời nhắc nhở các kiếp tu, là biểu tượng tinh thần của nhà Phật. Từ đó, đem phúc tới cho các phật tử.

Tham khảo thêm: Cây sung hợp với tuổi nào?

Cây mít

Mít không chỉ là loại cây cho trái thơm ngon mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Chính vì thế, loài cây này cũng được trồng nhiều trong chùa. Cây mít có phiên âm tiếng Hán là Ba La Mật Đa. Nghĩa là cứu cánh tới cùng của sự giác ngộ, nơi không còn lo âu sinh tử. Việc lấy lá mít lót oản cúng Phật mang ý nghĩa nhắc nhở phật tử phải tĩnh tâm trên con đường trí tuệ.

Cây mít tượng trưng cho đại trí tuệ. Do đó, nó thường được trồng phổ biến trong vườn chùa, ở hai bên hoặc phía sau chùa. Bên cạnh đó, quả mít cũng hay được sử dụng để làm cỗ chay. Gỗ mít được dùng để tạc tượng hay tu bổ di tích.

Cây gạo

Hình ảnh cây gạo là một trong những hình ảnh được bắt gặp nhiều nhất trong chùa. Đặc biệt là những ngôi chùa vừa thờ Phật vừa thờ Thánh. Cây gạo có đặc điểm là có gai ở thân cây. Những chiếc gai này như những chiếc thang bắc lên trời. Chúng là điểm nối trong mối giao thoa giữa cha trời và mẹ đất.

Cây thông

Thông là biểu tượng của người quân tử có tài cao học rộng. Nó cũng tượng trưng cho sự kiên tâm, vững vàng trước bão tố. Ngoài ra, thông còn là biểu tượng của thánh nhân, vô cùng thanh tao và thoát tục. Cây thông có dáng đứng thẳng. Đây được coi như là gạch nối giao thoa của đất trời. Điều này giúp âm dương giao hòa.

Các loại cây trồng, hoa trồng ở chùa thể hiện Tâm Linh

Cây tùng

Giống như cây thông, cây tùng cũng đại diện cho người quân tử, thánh nhân. Nó là lời nhắc nhở con người giữ vững những phẩm chất cao đẹp của mình trước mọi thử thách. Cây tùng còn là hiện thân của trí tuệ. Đây chính là đạo, là con đường dẫn các phật tử đi từ kiếp tu tới siêu thoát.

Cây trúc

Trúc có đặc điểm là mọc quần tụ. Do vậy, nó biểu trưng cho sự hợp quần của các Phật tử. Cây trúc cũng có dáng thẳng, đại biểu cho người quân tử có phẩm chất ngay thẳng, cao đẹp. Ngoài ra, với nhiều đốt ở thân, trúc như một nấc thang lên trời với ước mong thông linh trời đất.

Cây tre

Tre khi trồng trong chùa cũng mang ý nghĩa như cây trúc. Bên cạnh đó, thân tre, trúc rỗng ruột còn biểu trưng cho tâm không. Điều này dẫn dắt các Phật tử tới con đường thấy Phật tâm. Cây tre, trúc đung đưa theo gió còn mang ý nghĩa tùy duyên trong đạo Phật.

Cây sấu

Sấu là loài cây rất hay được trồng tại chùa cũng như các di tích tương tự. Cây sấu cho bóng mát, tán rộng. Đây là nơi các vong hồn trú ngụ nhờ. Nó mang ý nghĩa là nơi nương tựa của vong hồn. Tại chùa, vong hồn sẽ nghe tụ kinh hàng ngày và sau đó được siêu sinh tịnh độ. Cây muỗm trồng tại chùa cũng mang ý nghĩa tâm linh tương tự.

Một số loại hoa

Ngoài các cây kể trên, hoa huệ, hoa lan hay hoa sen cũng được trồng rất nhiều trong chùa. Hương huệ đánh thức mạnh mẽ cõi tâm linh, gợi lên một sự thờ phụng. Hương lan hồn nhiên, hướng con người tới sự thánh thiện. Và hương sen dịu nhẹ, nuôi dưỡng tinh thần, trút bỏ những tục lụy trần thế. Ngoài ra, nó cũng tượng trưng cho sự thanh tao cao thượng.

Tham khảo thêm: 50 cây hoa đẹp trồng trước sân nhà mang tài lộc, may mắn

Bên trên là tổng hợp các loại cây, hoa trồng trong chùa với những ý nghĩa tâm linh quý giá. Ngoài các cây trên còn rất nhiều cây khác được trồng trong chùa như lim, xà cữ, nhãn, thị,… Mỗi cây đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nhờ đó, khi vào đền chùa, chúng ta sẽ luôn được tĩnh tâm và giác ngộ.

Xem thêm:

Liên hệ tư vấn miễn phí