Nếu như bạn là một người đam mê bộ môn cây cảnh nghệ thuật cũng như tìm hiểu về cây cảnh trong phong thủy thì chắc hẳn đã nghe đến bộ cây tứ linh: Đa, Sung, Sanh, Si hay bộ tam ba Sung, Lộc vừng, Thiên Tuế. Điều đặc biệt đó là cây Sung đều thuộc các bộ cây này, vậy nó có ý nghĩa gì trong phong thủy? Hãy cùng hoacanhquangvy.com tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Theo phong thủy, trồng sung trước nhà có tốt không?

Theo phong thủy, bạn nên lựa chọn các loại cây trước nhà có đặc điểm như: cây phải xanh tốt, thân không quá to sẽ cản bớt năng lượng tích cực may mắn vào nhà, cũng như không quá nhỏ và mỏng sẽ tạo ra năng lượng có xu hướng tiêu cực, ngoài ra nên chọn các loại cây có thể loại bỏ được độc tố trong không khí,…

trong-cay-sung-truoc-nha-co-tot-khong
Cây sung có ý nghĩa mang lại sự sung túc ấm no

Từ đó, cây sung là một loại cây mà bạn nên trồng trước nhà. Chính cái tên của cây đã nói lên rằng, sung đại diện cho sự sung túc, ấm nó và hạnh phúc. Gia chủ khi trồng cây sung trước nhà sẽ được mang lại nhiều sự may mắn, công việc, tiền bạn cũng sẽ đến một cách dễ dàng thuận lợi hơn. Tuy nhiên khi trồng cây sung trước nhà, bạn cũng cần lưu ý như sau

  • Không nên trồng cây sung ở bị trí nằm giữa công cũng như đối diện với cửa chính của nhà. Điều này sẽ vô tình dẫn đến việc cản trở may mắn, sự nghiệp của chính gia chủ.
  • Đối với cây sung bạn nên trồng bên trái hoặc bên phát của cổng trước nhà. Đặt cây đúng theo phong thủy cũng như kết hợp thẫm mỹ sẽ tạo nên một không gian thoáng đãng cho ngôi nhà của bạn.

Trồng sung có ý nghĩa gì trong phong thủy

Theo truyền thống của người Việt xưa, cây sung là một loại cây được nhiều người trồng và sử dụng để trưng bày ngũ quả vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm. Như bạn đã biết, đầu năm mới, sự có mặt của quả sung trong gia đình bạn sẽ mang lại một ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho sự tròn đầy, no ấm, hạnh phú.

Cây sung cũng thế, việc trồng cây sung trước nhà bạn cũng cần cân nhắc và lưu ý để có thể phù hợp phong thủy nhất. Khoảng phía trước nhà, trong phong thủy được gọi là minh đường – có nghĩa là mặt tiền, cũng như thể hiện được sự phong cách của gia chủ, phản ánh được ngồi nhà của gia chủ như thế nào, tốt hay xấu. Bạn không nên trồng cây sung trực tiếp trước minh đường này mà nên đặt một bên để không bị cản trở được tài lộc vào nhà.

Sung cũng thuộc trong bộ tam đa mang đến ý nghĩa may mắn – sức khỏe – tài lộc và cũng mang một ý nghĩa. Từ đó hướng đến những giá trị tốt đẹp, biểu tượng sung túc trong cuộc sống .

Trồng và chăm sóc cây sung đúng cách

Bứng cây sung đúng cách như thế nào?

Để trồng hay bứng cây sung, bạn cần chọn cây sung có lá già và cứng cáp. Lý giải về điều này đó chính là khi lá cây đang còn non, lúc ngày cây sẽ tập trung chất dinh dưỡng vào lá, nếu bứng đi thì cây sẽ thiếu dinh dưỡng và dễ bị chết

Bạn nên xây bầu đất để bứng cây trước vài ngày, lúc ngày khi bứng lên, phần đất ở gốc đã được nén chặt và sẽ không làm vỡ bầu đất ở gốc. Khi bứng, mặc dù đã chọn những lá già và cứng cáp những bạn vẫn nên cắt hết lá trên cây để tránh tình trạng bị mất nước qua lá cây. Ngoài bị mất nước, cây sẽ có thể bị mất mủ, điều này đặc biệt có hại cho cây, vì vậy bạn không được cắt các cành to khi bứng.

Sau đó, bạn tưới nước ở phần gốc cây sung. Cần cắt phần rễ bị dập sau khi bứng xong bằng dao hay kéo cắt cây chuyên dụng. Lúc này, nên để cây ở chỗ mát mẻ để mủ cây được khô lại rồi mới có thể đem trồng.

Nên tưới ướt ở phần gốc. Hãy dùng dao, kéo sắc để cắt phần rễ sau khi bứng xong để tránh hiện tượng dập rễ. Rễ sau khi cắt thì nên để ở chỗ mát để mủ khô lại thì mới đem cây đi trồng.

Cây sung khi bứng phải trồng trên đất tơi xốp. Đất có thể giữ ẩm và thoái nước tốt. Hãy lưu ý, sau khi bứng cây, bạn không nên bón phân liền mà hãy chờ 3 tháng sau để bộ rễ có thể hồi phục hoàn toàn. Nên tưới nước đều đặn cho cây để đảm bảo được cây không bị khô, mất nước.

Xem chi tiết hơn: Cách trồng cây sung mới bứng nhanh ra rễ

Nhân giống cây sung bằng cách nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để nhân giống cây sung. Đó là các phương pháp như chiết cành, giâm cành, hay trồng bằng hạt, hãy cùng xem qua những phương pháp chính như sau:

  • Đối với phương pháp nhân giống cây sung bằng hạt thì ta chọn những quả sung đã chín, thịt quả mềm để lấy hạt. Hạt lúc này bạn cần rửa sạch phần nhớt là đã có thể đi gieo ngay. Phương pháp này thích hợp cho các cây sung cảnh vì sức sống cây khỏe và bộ rễ sẽ cho ra đẹp hơn.
  • Đối với phương pháp chiết cành, vì là một loại cây thân mộc, vỏ dày, nhiều mủ cây nên chiết sẽ lâu ra rễ và khó chiết đặc biệt là cành có nhiều vấu hoặc cành to. Bạn cần có kĩ thuật chiết đúng cách thì tỉ lệ sống của cành mới cao.
trong-cay-sung-truoc-nha-co-tot-khong
Cây sung vừa có ý nghĩa phong thủy vừa làm một loại cây bonsai giá trị

Kỹ thuật trồng cây sung cảnh bằng hạt

Đầu tiên cần chọn đất trồng sung phù hợp đó chính là nhiều nước, có khả năng giữ nước tốt, hay trên các hòn non bộ,… tránh trồng trên đất cát, sỏi ,…

Hạt giống trước khi gieo hãy ngâm 15 phút để đủ ngấm nước và cung cấp độ ẩm phù hợp. Sau khi gieo vào bầu đất, hãy tưới nước ẩm để hạt sung nhanh mọc mầm.

Thông thường sau 1 tuần sung sẽ mọc mầm, sau 1 tháng nếu đã phát triển cây con thì chúng ta sẽ bứng cây sang chỗ trồng mới đã chuẩn bị sẵn. Sau khi trồng cần tưới nước đầy đủ.

Về bón phân cho cây sung, thì tần suất là mỗi năm tưới thúc từ 10 2 lần cho cây vào cuối mùa mưa.

Kĩ thuật chiết cành cây sung

Đối với kĩ thuật chiết cành sung, đây là một kĩ thuật khó, tỉ lệ sống cành chiết không cao nên bạn lưu ý kĩ khi chọn phương pháp này nhé.

  • Đầu tiên chọn cây sung: Nên chọn cây sung có có sức sống cao, chịu hạn, cành mập để có thể dễ dàng làm gốc thế.
  • Đối với cành chiết thì có tuổi thọ từ 3-5 năm trở lên. Có kích thước và độ dài phù hợp để làm gốc thế.
  • Sau khi lựa chọn phù hợp xong, bạn cần phải cắt tỉa với những cành và nhánh, lá không cần thiết.
  • Khi đã chuẩn bị đầy đủ, tiến hành khoan vỏ cây sung từ 10 cm tùy theo kích thước cành
  • Sau đó dùng rơm khô trộn để trộn với bùn để 1 tới 2 ngày rồi bỏ bầu cây sung. Bầu nên có khích thước lớn để vừa với cành sung. Thời gian bỏ bầu tường từ 1-2 tháng, lúc này bầu đã khô, bạn sẽ phải thay lần hai. Lần nay, bạn nên cuống chặt bầu kín bằng áo mưa, giấy PE, hay băng keo cho cây,…
  • Thời gian bó bầu thông thường là 4 tháng.

Cách tạo dáng cho sung cảnh

Sau khi đã trồng thành công cây sung, cây phát triển và sinh trường một cash ổn định thì bạn nên tạo dáng cho nó, vừa hợp phong thủy và lại nâng cao tính thẩm mỹ. Cách tạo dáng như sau

  • Đầu tiên cắt bỏ những cành, nhánh có dáng xấu, bị sâu hại, khô, thiếu nước, những cành và lá gần nhau cũng nên cắt.
  • Uốn phần thân trước để tạo dáng đứng tổng thể, từ đó mới tạo dáng cho cành sau. Thứ tự uốn cành cũng vậy, uống cành lớn trước rồi mới uống cành nhỏ.
  • Bạn nên dùng dây kẽm cắm vào mâm để có thể tạo điểm cố định, cứng cáp cho cây hơn khi uốn

Xem hướng dẫn cách uốn cây sung cảnh đẹp

Bên trên là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất cây sung trong phong thủy, trồng cây sung trước nhà có tốt không cũng như cách trồng cây đúng kĩ thuật. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các loài cây khác tại hoacanhquangvy.com nhé. Chúc bạn sức khỏe và thành công.

Một số bài viết hữu ích cho bạn:

Liên hệ tư vấn miễn phí