Nếu bạn là một dân chơi chuyên nghiệp về cây cảnh thì không thê bỏ qua dòng cây dâu tằm, một loại cây mang lại nhiều lợi ích như về bóng mát, cây ăn trái, cây cảnh bonsai. Hôm nay theo chân HoacCanhQuangVy để tìm hiểu về top những cây dâu tằm bonsai đẹp nhất, độc nhất Việt Nam hiện nay nhé!

Sơ lược về cây dâu tằm

Dâu tằm thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, trong đông y còn có tên gọi khác là cây tang, hầu như tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Ngoài tên gọi khác là cây tang nhiều người có thể gọi là câu dâu ta, dâu trắng, dâu cang.

Cây có nguồn gốc xuất xứ ở khu vực phía đông châu á là chủ yếu. Cây nếu được chăm sóc tốt thì tuổi thọ của nó khá cao, kéo dài lên đến 50 năm. Màu sắc của hoa dâu tằm có màu trắng. Dâu tằm có 3 loại chủ yếu là dâu tằm trắng, dâu tằm đỏ và dâu tằm đen, nó được gọi theo màu của trái dâu tằm.

Đặc điểm cây dâu tằm

Hình dáng: Là loại cây thân gỗ nhỏ, chất gỗ mềm, vỏ ngoài của cây dâu tằm có màu xám trắng

Kích thước: Cây dầu tằm nếu được chăm sóc ở nơi đất ẩm giàu dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển toàn diện của cây thì cây có thể cao lên đến 15m

Phần lá cây có răng cưa ở mép lá, lá có hình tim, chóp nhọn, lá khá phức tạp phân thành nhiều thùy sâu. Phân biệt lá non và lá già, lá non có màu xanh lá mạ, nhạt hơn so với lá già, lá già đậm và đày hơn. Trên bề mặt lá có nhiều lông, và gân lá. Lá dài khoảng 10 – 20 cm, rộng khoảng 5 – 10 cm, và chiều dài của cuống lá khoảng 3 – 5 cm

Hoa dâu tằm thuộc loại hoa đơn tính, cùng gốc hoặc khác gốc, thành bông gồm 4 đài và 4 nhị đối với hoa đực, hoa cái có màu trắng cũng ra thành bông và nhiều lông. Vào tháng 3 tháng 4 hoa dâu tằm sẽ mọc.

Cành thân cây dâu không có gai nhưng có nhựa nhẵn, có nhiều mầm nhỏ mọc ra ở các cành nhánh. mầm có thể ra ở ngọn cành hay cũng có thể ra ở nách lá.

Trái có màu trắng thì nó còn non, sau đó chuyển sang màu hồng khi lớn hơn một tí, và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, lúc này trái đã chín thì sẽ có vị ngọt chua thanh, mọng nước. Trái thường thu hoạch váo tháng 5 – tháng 7

Rễ cây bám khá rộng và ăn sâu vào lòng đất 2 – 3m có một cái đặc biệt là rễ mọc rộng đến đâu thì tán xòe ra đến đó.

Hình ảnh các cây dâu tằm bonsai, cổ thụ đẹp nhất hiện nay

Dâu tằm hoành khủng cổ thụ

Vì sao gọi là cây cổ thụ vì nó có tuổi thọ khá cao, có bộ vỏ dày, thân cao 5m , hoành khủng lên đến 180cm và bộ đế 250cm

Cây dâu tằm có hoành thân khủng

Hiện tại vườn chúng tôi đang có 2 phôi cây cổ-khủng dâm ủ đã lên mầm. Xem cây tại https://hoacanhquangvy.com/shop/cay-dau-tam-co-thu/

Hoặc liên hệ trực:

  • Địa chỉ: 2A Đinh Thị Vân, Đà Nẵng
  • Zalo: 039.22.33.059

Cây dâu tằm bonsai dáng đổ

Dâu tằm vốn là cây ăn quả, quả của dâu tằm còn có công dụng để ngâm rượu trở thành một loại thuốc quý đối với chúng ta. Tuy nhiên nhiều nghệ nhân đã tạo dâu tằm theo hướng bonsai khá đẹp và độc đáo. Dưới đây là hình ảnh cây dâu tằm được tạo bonsai dáng đổ đẹp xuất sắc

Cây dâu tằm bonsai dáng đổ đẹp xuất thần

Cây dâu tằm bonsai mini

Cây dâu tằm tạo theo hướng bonsai mini có nhiều nhánh nhỏ, luôn khoe phần thân gỗ chắc chắc, khi nhắc đến dâu tằm thì mọi người luôn nghĩ trong đầu là trái dâu có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh, có màu đỏ tím khá bắt mắt. cùng với vị rất đặc trưng là chua chua ngọt ngọt

Vì là cây bonsai mini nên bạn có thể đặt chúng ở nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, bàn khách, lang can, hay có thể sân vườn…tùy vào không gian nhà bạn. Cây dâu tằm như thổi vào không gian nhà bạn một luồng không khí, năng lượng dồi dào, cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng, thanh tịnh, thoải mái và yêu đời hơn.

Cây dâu tằm bonsai mini

Cây dâu tằm dáng lão giá 100 triệu

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng cây dâu tằm đã được 32 năm tuổi, với dáng nghiêng cực độc hay còn gọi là dáng lão, đây là môt dáng khá độc và hiếm trong nghệ thuật chơi cây cảnh. Với một cây dâu lớn thì thường phát triển theo hướng trực là chủ yếu.

Đặc biệt cây dâu tằm này có phần thân và cành khá nhỏ tuy nhiên về phần gốc thì to hơn. vì vậy các nghệ nhân đã rất công phu và tỉ mỉ trong viêc tạo thành một cây dâu tằm có dáng lão như vậy.

Cây dâu này mỗi năm sẽ ra trái 2 đợt và mỗi đợt kéo dài tầm 2 tháng. Trái của cây dâu này mọc khá nhiều từ gốc đến ngọn

Cây dâu tằm dáng lão

Cây dâu tằm trồng chậu

Vì quả cây dâu tằm khó bảo quản nên hiếm được bán sẵn trên thị trường nhưng nó khá dễ trồng nên chúng ta có thể dễ dàng trồng và tự chăm sóc chúng tại nhà. Dâu tằm có thể trồng trong chậu nên không chiếm nhiều không gian nhà lắm. Hơn nữa lá cây của cây dâu tằm có tác dụng nuôi tằm nên quả không được kinh doanh nhiều, đó cũng là một lý do chính đáng để bạn có thể trồng dâu tằm trong vườn hay trong chậu tại nhà.

Cây dâu tằm trồng trong chậu

Cây dâu tằm có tác dụng và ý nghĩa gì?

Tác dụng cây dâu tằm

Cây dâu tằm có rất nhiều tác dụng đối với con người như làm cảnh, làm trang trí, làm thuốc chữa bệnh, và có rất nhiều tác dụng hữu ích khác.

Vì có tán rộng nên thường được trồng làm cây bóng mát hay cây cảnh, các nơi thường được trồng như trường học, bệnh viện hay cạnh nhà ở. Tuy nhiên với thân dáng đẹp thì chung được chơi theo hướng bonsai để làm đẹp

Tất cả các bộ phận của cây dâu đều được sử dụng làm thuốc trong đông y. Lá có tác dụng chữa các chứng cảm mạo phong nhiệt, sốt nóng. Vỏ, rễ cây giúp chữa chứng phế nhiệt, ho có đờm, sốt. Cành dâu giúp chữa phong tê thấp, khớp sưng đau. Chữa bệnh đái tháo đường thì nhờ đến quả dâu. Tầm gửi cây dâu có tác dụng chữa bệnh đau lưng, tê bại tay chân. Qủa dâu làm nước uống giải khát mùa hè. Lá dâu còn là nguồn thức ăn để nuôi tằm có hiệu quả

Ý nghĩa của cây dâu

Cây dâu tằm theo dân gian thì rất kị tà ma nên được treo hoặc trồng ở cổng cửa để xoa đuổi tà ma, giúp nhà cửa luôn yên ấm, không bị quấy rối

Cách trồng và chăm sóc dâu tằm

Cách trồng

Cây dâu tằm dễ thích nghi với nhiều loại đất khác. Nhưng với đất có bề dày tầng canh tác trên 1,5 m, độ ph 6 – 7 thì cây sẽ cho năng suất cao, chất lượng hiệu quả về trái và lá. Đối với đất vườn cần xử lý mầm bệnh bằng cách trộn đất với vôi bột ròi ủ ải từ 20 – 30 ngày sau đó mới lót phân hoại mục

Nhân giống bằng cách giâm cành, chọn cành giống chắc khỏe, không sâu bệnh, lá xanh tốt, vỏ không bị trầy xước, cành giống được cắt tầm 20 – 30 cm, cành giống cần đủ 4 – 5 mắt, khoảng cách 1 -2 cm từ vết chặt đến mắt.

Rạch luống sâu 15cm, sau đó bỏ phân hoại mục, cây giống trồng nghiêng 45 độ so với mặt đất và làm chặt đất sau khi trồng. Cần tưới nước liền cho cành giống không bị héo

Chăm sóc

Vào mùa hè cần tưới nước nhiều cho cây dâu ít nhất 1 lần 1 ngày, vào mùa đông có thể tưới giam dần nhưng vẫn tưới bình thường nếu thời tiết hanh khô. Thường xuyên cắt tỉa những lá già úa, bón thúc cho cây khi thấy cây mọc mầm đầu tiên bằng phân hữu cơ hay phân chuồng. Nếu cây bị sâu thì cách tốt nhất là dùng tay bắt sâu, hạn chế dùng thuốc.

Hướng Dẫn Cách Làm Thẻ ATM Ngân Hàng Online tại LamTheNganHang.net

Trên đây là tổng hợp những thông tin mà HoaCanhQuangVy đưa ra về cây dâu tằm, về cách trồng, cách chăm sóc, tác dụng , ý nghĩa cảu nó. Hay về hình ảnh những cây dâu tằm bonsai, cổ thụ đep nhất hiên nay.

Một số bài viết bạn tham khảo thêm:

Liên hệ tư vấn miễn phí