Cây xoài là một lại cây nhiệt đới, được hầu hết người dân nước ta biết tới và đặc biệt yêu thích. Có rất nhiều loại cây xoài hiện nay, vậy cách trồng và chăm sóc xoài như thế nào? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của hoacanhquangvy.com nhé.
Xem thêm: Giá cây xoài công trình
Giới thiệu cây xoài? Nguồn gốc cây xoài từ đâu?
Tổng quan về cây xoài
Cây xoài là một loài cây ăn quả có vị ngọt thuộc chi Xoài và thuộc họ thực vật có hoa Anacardiaceae. Nguồn gốc của cây xoài chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và Nam Á. Qua một thời gian dài di cư cũng như khai phá lục địa, cây xoài đã có mặt trên toàn thế giới và trở thành một loại trái cây được đông đảo mọi người ưa chuộng.
Ở nước ta, cây xoài được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Miền Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Thời gian cho ra trái của cây xoài trung bình là từ 6 – 7 năm đối với trường hợp trồng bằng cách ươm hạt, và 3-4 năm đối với xoài tháp.
Giá trị dinh dưỡng của xoài
Là một loại trái cây nhiệt đới, vị ngọt thơm ngon và chua nên nhiều người đặc biệt yêu thích việc ăn và sử dụng xoài để làm sinh tố, nước ép,… Vậy những giá trị dinh dưỡng mang lại của xoài cho chúng ta như thế nào? các bạn có thể điểm qua một số công dụng cũng như giá trị dinh dưỡng như sau nhé
- Lượng Vitamin A có trong xoài giúp tăng cường thị lực, làm sáng mắt và khỏe mắt. Ngoài ra còn có chất chống oxy zeaxanthin và lutein, hai hợp chất này cũng góp phần bảo vệ mắt khỏi các tia UV, tia cực tím,….
- Chất xơ được cung cấp cho cơ thể có trong một khẩu phần xoài thường từ 3g. Lượng chất xơ mang lại lợi ích đến với sức khỏe chúng ta như bảo vệ tim mạch, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh đường ruột, táo bón, các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu,…
- Xoài còn chứa vitamin B6, có chức năng cải thiện trí nhớ, nâng cao sự tập trung, ngăn ngừa các chứng bệnh hay quên, Alzheimer, nâng cao sự nhạy bén của bộ não….
- Lượng pectic và vitamin C có trong xoài còn giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư, chống lại gốc tự do, giúp sáng da,…
- Ngoài ra, trong xoài còn chứa rất nhiều các khoáng chất khác như kali, magiê, canxi, niacin, vitamin B, B1, B2, B5, B6, …
- Tuy có vị ngọt, nhưng lượng calo có trong xoài rất ít, ăn xoài có thể giúp bạn giảm glucose và cholesterol trong cơ thể, kiểm soát được sự thèm ăn,…Từ đó, bạn có thể hoàn toàn giảm cân bằng cách ăn xoài.
- Ăn xoài cung cấp collagen, vitamin C cho da, giúp cho da được sáng, săn chắc,… Ngoài ra còn chứa các chất chống oxy hóa có thể bảo vệ da dưới các tia gây hại của điều kiện thời tiết bên ngoài
Tuy nhiên, việc lạm dụng tiêu thụ xoài cũng không phải là điều tốt, bạn có thể mắc phải những vấn đề như, vì vậy hãy ăn xoài một cách điều độ nhé:
- Vì xoài chứa nhiều chất xơ nên nếu bạn thường xuyên ăn xoài nhiều trong ngày. Bạn sẽ có thể có nguy cơ bị tiêu chảy
- Ngoài ra, có trường hợp một số người có khả năng bị dị ứng với các loại trái cây, vì vậy nếu có các phản ứng như chảy nước mắt, khó thở, đau bụng, sốc phản vệ,… thì hãy đi đến các cơ sở y tế, bệnh viện nhanh nhất nhé
- Trong xoài chứa chất urushiol, gây ra chứng viêm da tiếp xúc đối với người nhạy cảm với hợp chất này. Triệu chứng dễ thấy đó là sau khi ăn xoài, da của họ sẽ viêm, bong tróc, phồng và ngứa.
Các giống xoài phổ biến ở nước ta
Ở nước ta hiện nay, có nhiều giống xoài khác nhau, những giống xoài phổ biến nhất hiện nay cho năng suất, lợi nhuận cao cũng như được nhiều người yêu thích đó là xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Khiu xa wơi…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài
Để có thể trồng xoài và chăm sóc xoài một cách năng suất nhất, cho ra cây phát triển tốt, bạn cần trồng xoài trong các điều kiện chung như sau:
- Xoài có thể trồng trong nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất về năng suất và chất lượng, người nông dân nên trồng ở đất pha cát, đất thịt pha cát. Trong lòng đất có mực nước ngầm từ 2 – 2.5 m.
- Xoài là một loài cây có khả năng chống chịu tốt, chịu được hạn và có khả năng thích ứng với môi trường khắc nghiệt. Tuy có thể chống chịu nhiệt độ từ 40 độ c trở lên, nhưng nhiệt độ thích hợp nhất để trồng cây xoài đó chính là từ 23 độ c. Khi trồng cây xoài để cho ra năng suất cao, nên tưới cây, bón phân đầy đủ và hợp lý
- Các cách nhân giống xoài chủ yếu đó chính là nhân giống bằng hạt, ghép cành, giâm cành….
Phương pháp gieo hạt nhân giống xoài
Gieo hạt để trồng xoài là một phương pháp nhân giống xoài được đại đa số bà con sử dụng hiện nay ở nước ta. Để cho ra các cây có năng suất cao và sai quả, cần chọn hạt giống từ những giống cây tốt, cây trong thời kì đơm hoa kết trái, không quá già cũng như quá non. Đặc biệt tránh những loại cây xoài bị sâu bệnh, dị biến để lấy hạt
Ưu điểm của việc nhân giống bằng hạt xoài đó là giữ nguyên được những đặc tính vượt trội của cây giống đó có thể là khả năng chống chịu những điều kiện khắc nghiệt, hoa và quả nhiều, cây có tuổi thọ cao,…
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm đó chính là cây cho trái với thời gian dài, cây phát triển phải từ 6 năm trở lên mới có thể cho ra trái và thu hoạch được. Vì vậy, ươm hạt giống xoài là một phương pháp dành cho mục đích trồng với số lượng nhỏ, vừa phải,…
Phương pháp ươm hạt giống xoài như sau: Bà con sau khi thực hiện chọn những quả xoài giống tốt, thì tách thịt quả rồi lấy hạt. Hạt xoài sau khi tách đem phơi trong bóng râm, tránh phơi khô để cho lớp vỏ hạt ráo nước.
Sau đó, tách lớp vỏ cứng được phơi xong để tiến hành ươm giống xoài. Lưu ý rằng, không nên đem phơi hạt quá lâu, hay cân đối thời gian để khi vỏ hạt vừa khô thì hãy nhanh chóng đem ươm liền. Thời gian phơi quá lâu thì tỉ lệ nảy mầm sẽ càng thấp.
Khi ươm hạt xoài, bà con đào lớp đất sâu khoảng 5 cm, vùi hạt lại và làm đất tơi lên. Khoảng cách để các hạt nảy mầm tối ưu nhất đó là từ 15 cm trở lên. Phần phình ra ở bụng hạt bà con nên đặt nghiêng để khi xoài nảy mầm thì cây sẽ mọc thẳng, không bị nghiêng ngả hay đổ xuống.
Một hạt xoài có thể có nhiều mầm mọc lên sau khi ươm, vì vậy cần loại bỏ những mầm cây yếu, khó sinh trưởng để cây có thể phân phối dinh dưỡng đến các mầm khỏe mạnh khác tốt hơn.
Sau một thời gian, xoài đã ra được khoảng 4 lá xanh non thì bứng cây để thực hiện làm bầu đất. Ủ tầm 2 tháng sau, có thể đưa bầu đất này vào hố trồng mới. Cung cấp nước và phân bón đầy đủ để cây tiếp tục phát triển khỏe mạnh.
Phương pháp ghép cành
Phương pháp ghép cành để nhân giống xoài rất đa dạng, có nhiều cách để ghép cành như: ghép chữ T, ghép áp, ghép dưới vỏ, ghép nêm cối,… Để cho ra những cây xoài tốt, có khả năng thích ứng cao thì bạn nên dùng gốc để ghép xoài là những gốc của giống xoài ở các địa phương trồng xoài với số lượng lớn, giống được tuyển chọn kĩ lưỡng.
Thời điểm thích hợp nhất để ghép xoài đó chính là vào vụ mùa xuân hoặc vụ mùa thu. Vào thời gian này, nhiệt độ thường sẽ mát mẻ (từ >23 độ c) là nhiệt độ thích hợp để trồng cây xoài.
- Chuẩn bị dao ghép, băng keo chuyên dụng
- Cành ghép xoài giống phải là cành bánh tẻ, chiều dài từ trên 30 cm. Kích thước tương đương với gốc ghép. Lưu ý tránh các cành không bị sâu hại, nhiễm bệnh,…
Khi ghép xoài, bà con cần lưu ý những dụng cụ cũng như cách chọn gốc ghép như sau:
Với phương pháp này, ưu điểm đó là tỷ lệ sinh trưởng của cây xoài sẽ cao, cây phát triển nhanh và cho ra trái với thời gian nhanh hơn so với phương pháp ươm hạt. Tuy nhiên, cần thực hiện với độ chính xác cao, tỉ mỉ và đúng kĩ thuật thì cây xoài mới có thể phát triển bình thường được.
Phương pháp ghép như sau: Tại vị trí ghép áp cần dùng dao cắt một lát dài 5 đến 6 cm , lưu ý vết cắt này phải phù hợp giữ gốc ghép và cành được ghép vào. Sau khi đã cố định ghép cành, dùng dây nilong hay băng keo chuyên dụng để quấn lại. Sau vài tháng, chỗ ghép này đã có thể được tác rời khỏi cây mẹ và phát triển như bình thường.
Tham khảo trang Animalworld.vn – Chuyên chia sẻ thông tin hữu ích về động vật
Hi vọng, thông qua những chia sẻ trên của hoacanhquangvy.com bạn đã có thể biết được cách trồng cây xoài cũng như hiểu rõ về những lợi ích cũng như kinh tế của nó mang lại. Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Xem thêm:
- 20 + loại cây ăn quả nhiệt đới trồng ở Việt Nam ưu chuộng nhất
- Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa mới bứng nhanh ra rễ