Dracaena là cây gì? Cây Dracaena là cây thân gỗ, có thể cao từ vài mét có lá hình thuôn dài màu xanh lục hoặc xanh đậm. Một số loài Dracaena sẽ có hoa. Cây Dracaena được trồng phổ biến tại Việt Nam để làm cây cảnh trong nhà với các tên gọi khác như: Cây Thiết Mộc Lan, cây phát tài, cây phất dụ, ..vv. Hãy cùng HoaCanhQuangVy.com tìm hiểu cụ thể hơn ngay!
Dracaena là cây gì?
Cây Dracaena là một loại cây thân gỗ thuộc họ Asparagaceae với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, từ cây thân thảo nhỏ đến cây thân gỗ cao. Lá của cây Dracaena có màu xanh lục hoặc xanh lam, có thể mọc thẳng đứng hoặc cong rũ xuống.
Cây Dracaena là cây cảnh, cây trang trí phổ biến trong nhà và ngoài trời. Cây Dracaena được trồng vì vẻ đẹp của lá và dễ sống, cây có thể chịu được ánh sáng yếu, hạn hán và nhiệt độ cao. Một số loài cây Dracaena có thể kể đến như: Cây dứa cảnh Dracaena marginata, cây trầu bà Dracaena fragrans, cây may mắn Dracaena sanderiana, …vv
Cây Dracaena có mấy loại?
Có thể nói loại cây Dracaena có đến khoảng 105 loài cây thân gỗ dùng làm cảnh và những dạng cây bụi mọng nước. Tuy nhiên trong số 105 loài cây Dracaena thì chỉ có khoảng 30 loài được trồng phổ biến làm cây cảnh trong nhà và ngoài trời.
Các loại cây Dracaena phổ biến ở Việt Nam bao như:
- Thiết mộc lan (Dracaena fragrans)
- Phất dụ trúc (Dracaena sanderiana)
- Phất dụ thanh xuân (Dracaena marginata)
- Phất dụ vàng (Dracaena reflexa)
- Phất dụ đỏ (Dracaena reflexa var. angustifolia)
Ngoài ra vẫn còn có một số loại cây Dracaena khác cũng được trồng phổ biến như: Dracaena deremensis, Dracaena compacta, Dracaena sanderiana, Dracaena surculosa, Dracaena warneckii. Cây Dracaena có đặc điểm chung là chịu hạn tốt, dễ chăm sóc và có khả năng lọc không khí tốt nên nó được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà hoặc ngoài trời.
>>> Xem thêm: Alocasia là cây gì Ý nghĩa phong thủy cách trồng & chăm sóc
Dracaena có phải là cây Thiết Mộc Lan không?
Dracaena hay còn gọi là Thiết Mộc Lan, đây là 1 trong những loại cây Dracaena phổ biến tại Việt Nam. Sở dĩ cây Thiết Mộc Lan sẽ có tên đầy đủ là Dracaena fragrans. Đây là loài thực vật có hoa cùng họ với Măng Tây. Hiện nay cây Dracaena được trồng ở rất nhiều nơi để làm cây cảnh.
Dracaena fragrans có lá màu xanh hơi sẫm sọc vàng dài phía giữa lá, đây là dòng cây thuộc cây bụi phát triển hơi chậm và lá của cây có thể dài lên đến 1m và độ rộng lên đến 10cm. Việc trồng cây Dracaena fragrans bằng cách chiết cành cũng rất hiệu quả và độ phát triển cũng khá nhanh, chiều cao có thể lên đến 6m nhưng nếu được trồng chậu thi sẽ hạn chế hơn.
Nếu chú ý mọi người có thể thấy điểm nhấn của cây Dracaena fragrans nằm ở nơi thân cây, dù có bị cắt ngang đi nữa thì quanh thân cây (tại vị trí cắt) vẫn sẽ mọc lên các chồi non và sống tiếp. Cây Dracaena (Thiết Mộc Lan) còn có tác dụng lọc không khí như: benzen, Cacbon monoxit, …vv giúp bảo vệ được sức khỏe của người trong nhà nếu dùng nó làm cảnh.
Hoa Thiết Mộc Lan có độc không
Cây Dracaena fragrans hay còn gọi là cây Thiết Mộc Lan, cây sẽ cho ra hoa có màu trắng hoặc trắng kết hợp cả nâu tím có hương thơm thoang thoảng. Mùi hương này của hoa cũng là cái lí do mà cây Dracaena có tên gọi là fragans (hương thơm).
Có rất nhiều thông tin truyền miệng rằng hoa Thiết Mộc lan không tốt cho sức khỏe nên đã có không ít nhà mang bỏ loại cây này ra khỏi nhà. Tuy nhiên theo thông tin được phân tích rõ của nhiều kênh truyền hình thì hoa Thiết Mộc Lan thực ra không có độc.
Bên cạnh đó hương thơm của hoa tỏa ra cũng không có hại đến sức khỏe của người trong nhà ngay cả khi hít phải trong 1 thời gian dài. Thời gian nở của hoa Thiết Mộc Lan chỉ rơi vào 1 lần trong 1 năm, tuy hương hoa có mùi thoang thoảng nhưng khi ngửi gần sẽ có mùi hắc, có thể đây cũng là lí do mà nhiều người lo sợ hoa Thiết Mộc Lan có độc.
Tuổi thọ của cây Dracaena
Tuổi thọ của cây Dracaena fragrans hay còn gọi là cây huyết dục, phất dụ mảnh hoặc huyết giác, …vv có thể nói là rất cao. Nếu cây Dracaena được chăm sóc đúng cách và được trồng tại một môi trường tự nhiên thì tuổi thọ của cây có thể lên đến cả ngàn năm.
Tuy nhiên thông thường tuổi thọ của cây Thiết Mộc Lan (Dracaena) thường ở độ 3-5 năm khi được trồng trong chậu cảnh trong nhà. Ngoài ra tuổi thọ của cây Dracaena có thể kéo dài hơn nếu như người trồng biết cách chăm sóc phù hợp.
Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan – Dracaena
Cây Thiết Mộc Lan – Dracaena được rất nhiều người khẳng định rằng nó mang lại sự may mắn vì tên gọi khác của cây Thiết Mộc Lan – Dracaena là cây Thần Tài với ý nghĩa thu hút tài lộc cho gia chủ.
Ngoài ra việc tỉa cành cho cây Dracaena (Thiết Mộc Lan) với mỗi nhà sẽ mang một ý nghĩa phong thủy khác nhau. Gia chủ luôn mong muốn sự tròn vẹn và như ý, hạnh phúc trong tình yêu thường sẽ tỉa hết các cành phụ và chỉ để lại 2 cành chính. Lần lượt cây có 3 cành/ 5 cành sẽ biểu tượng cho sự hạnh phúc và sức khỏe.
Trường hợp những gia chủ muốn cây Dracaena của mình mang ý nghĩa phong thủy đại diện cho sự tài lộc và hạnh phúc viên mãn thì thường sẽ để từ 8 đến 9 cành trên cây.
>>> Tìm hiểu thêm: Trồng cây gì được đền bù cao nhất Giá đền bù đất trồng cây lâu năm
Cây Dracaena hợp với mệnh gì?
Cây Dracaena là loại cây thuộc hành Mộc trong ngũ hành vì vậy nên có thể xem rằng nó sẽ hợp với những người mệnh Mộc và mệnh Thủy, mệnh hỏa
Mệnh Mộc là mệnh của cây cối, đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Cây Dracaena có màu xanh lá cây, là màu tượng trưng cho hành Mộc. Khi trồng cây Dracaena, người mệnh Mộc sẽ được bổ sung thêm năng lượng Mộc, giúp tăng cường vận khí, mang đến may mắn, tài lộc và sự nghiệp thăng tiến.
Bên cạnh đó, cây Dracaena có lá thon dài, mềm mại, tượng trưng cho dòng chảy của nước. Khi trồng cây Dracaena, người mệnh Thủy sẽ được hỗ trợ thêm năng lượng Thủy, giúp cân bằng âm dương, mang đến sự bình an, tài lộc và sức khỏe dồi dào.
Cây Dracaena hợp tuổi nào?
Cây Dracaena là một loại cây có nhiều ý nghĩa phong thủy mang đến may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ, vì cây Dracaena thuộc hành Mộc nên nó rất hợp với những người mệnh Thủy, Mộc và Hỏa.
Người mệnh Thủy sinh sẽ vào các năm:
- Bính Tý (1936, 1996)
- Nhâm Tý (1972, 2032)
- Giáp Tý (1924, 1984)
- Ất Hợi (1935, 1995)
- Đinh Hợi (1947, 2007)
- Quý Hợi (1933, 1993)
- Kỷ Hợi (1959, 2019)
Người mệnh Mộc sinh sẽ vào các năm:
- Nhâm Tý (1972, 2032)
- Quý Mùi (1943, 2003)
- Canh Tuất (1970, 2030)
- Tân Dậu (1958, 2018)
- Mậu Thìn (1988, 2048)
- Kỷ Tỵ (1989, 2049)
- Bính Thìn (1966, 2026)
Người mệnh Hỏa sẽ sinh vào các năm:
- Giáp Tuất (1934, 1994)
- Ất Hợi (1935, 1995)
- Đinh Dậu (1957, 2017)
- Mậu Ngọ (1978, 2038)
- Kỷ Mùi (1979, 2039)
- Bính Thân (1956, 2016)
- Nhâm Thân (1992, 2052)
Cây Dracaena trồng ở đâu?
Có nên trồng cây Thiết Mộc Lan trước cửa nhà không?
Nếu xét theo phong thủy thì thông thường mọi người sẽ trồng cây Thiết Mộc Lan/ cây phát tài/ cây phất dụ thơn ở trước nhà để có thể mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra việc trồng cây Thiết Mộc Lan trước cửa nhà cũng có thể giúp gia chủ bảo vệ ngôi nhà và ngăn chặn được các trường năng lượng xấu
Ngoài ra, cây Dracaena còn có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp đối với mọi người, mang đến may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Vì vậy, bạn có thể trồng cây Dracaena trong nhà hoặc văn phòng làm việc để mang lại những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.
Vị trí đặt cây Dracaena hợp phong thủy
Vị trí đặt cây Dracaena hợp phong thủy sẽ tùy vào hướng của ngôi nhà, tuy nhiên hướng tốt nhất để đặt cây Dracaena là hướng Đông Nam hoặc hướng Đông vì cây thuộc hành Mộc. Nên có thể nói hướng Đông Nam và hướng Đông là 2 hướng có vị trí phong thủy tốt nhất, phù hợp nhất cho mọi nhà.
Ngoài ra cây Dracaena tốt nhất nên được đặt ở những vị trí có ánh sáng nhẹ, không nên đặt ở nơi có ánh sáng trực tiếp, sẽ khiến lá cây bị cháy nắng.Cây có thể chịu được bóng râm nhưng nếu đặt trong bóng râm quá lâu, lá cây sẽ bị úa vàng, kém sức sống.
Nói tóm lại, vị trí đặt cây Dracaena hợp phong thủy có thể là phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ, …vv. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể đặt cây Dracaena ở những vị trí khác trong nhà như hành lang, cầu thang,… tùy theo sở thích và phong thủy của từng gia đình.
Cách chọn cây Thiết Mộc Lan đẹp
Để chọn được một cây Thiết Mộc Lan đẹp thì mọi người phải biết phân biệt giữa 2 loại Thiết Mộc lan gốc và và Thiết Mộc Lan ghép. Sau đó tùy theo sở thích và nhu cầu thì bạn có thể lựa chọn loại cây phù hợp.
- Thiết Mộc Lan gốc sẽ có thân to, chắc khỏe, lá xanh mướt, được trồng trong chậu lớn.
- Thiết Mộc Lan ghép sẽ có thân nhỏ hơn, lá cũng nhỏ hơn, được trồng trong chậu nhỏ hơn.
Ngoài ra mọi người cũng cần lưu ý đến giá cả của cây Thiết Mộc Lan. Giá của cây Thiết Mộc Lan phụ thuộc vào kích thước, loại cây, độ đẹp của cây. Nên hãy tham khảo giá cả của nhiều nơi trước khi mua để chọn được cây có giá cả hợp lý.
Giá cây Dracaena gốc to/ gốc nhỏ
Giá cây Dracaena (Thiết Mộc Lan) còn phụ thuộc vào loại gốc to hay gốc nhỏ, đối với cây Dracaena gốc to thì tuổi thọ của cây sẽ nhiều hơn và khỏe, quý hiếm hơn nên thường giá sẽ rất cao, kích thước của cây gốc to thường từ cao hơn 1 mét. Hiện nay giá của cây Dracaena gốc to sẽ giao động từ 1-2 triệu và còn tùy vào số lượng cây nhảy ra trong chậu.
Còn đối với những cây Dracaena(Thiết Mộc Lan) có loại gốc nhỏ thường sẽ sở hữu kích thước từ 20-30cm. Giá thành của những cây Dracaena gốc nhỏ thường sẽ giao động từ 100k – 200k/ cây. Tuy nhiên trong trường hợp giá bán cao hơn lên đến 700k nhưng kích thước vẫn từ 20-30c, thì rất có thể chậu Dracaena đó đã được ghép từ 3-5 cây
>>> Xem thêm: Giá cây tùng la hán cao 2m bao nhiêu tiền
Ngoài cây trồng trong nhà Dracaena ra, nếu có thắc mắc về những loài cây khác như cây rồng Madagascar, cây Spider Plant, cây Golden pothos, cây peace Lily, cây Chinese evergreen, …vv thì hãy tìm hiểu ngay tại HoaCanhQuangVy.com
Cách trồng & chăm sóc cây Dracaena
Hướng dẫn trồng cây Dracaena
Cây Dracaena (Thiết mộc Lan) có thể trồng bằng thân hoặc bằng gốc, thông thường thì việc trồng bằng gốc sẽ giúp cây nhanh phát triển và tuổi thọ của cây cũng lâu hơn so với hình thức trồng bằng thân cây.
Nếu muốn trồng bằng gốc thì mọi người cần chọn cây có gốc khỏe/ rễ khỏe (đầy đủ rễ) => Tiếp đến mọi người hãy cắt tỉa bớt lá/ nhánh trên thân => Chọn chậu/ nơi trồng thích hợp và tiến hành trồng cây.
Nếu muốn trồng bằng thân thì gia chủ hãy chuẩn bị một đoạn thân cây => Chuẩn bị chậu và đất trồng sau đó trồng phần thân gần gốc nhất xuống đất => Chăm sóc sao cho cây được ở trong môi trường đẩy đủ nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng nếu không muốn tuổi thọ của cây thấp (Trồng bằng thân cây thì phải chăm sóc cây kỹ lưỡng hơn so với trồng bằng gốc)
Hiện nay các chị em dân văn phòng thường đu trend trồng cây trong ly nước và Dracaena cũng là loại cây có thể trồng qua hình thức này. Cây có thể sẽ sống được vài tháng và thời gian thọ khi trồng với hình thức này không cao bởi sẽ thiểu dưỡng chất
Cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan trong nhà
Để chăm sóc cây Thiết Mộc Lan trong nhà thì việc cung cấp đủ ảnh sáng, nước, đảm bảo đất đủ dinh dưỡng, bón phân thường xuyên, cắt tỉa và thay chậu định kỳ là những việc cơ bản nên nhớ. Các cách chăm sóc cụ thể như sau:
Bước 1: Vì cây Thiết Mộc Lan chịu được ánh nắng trực tiếp nên hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng tán xạ, tránh ánh nắng gay gắt. Nếu trồng cây trong nhà thì nên đặt cây ở gần cửa sổ có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Bước 2: Cây không cần tưới nhiều nước nên chỉ cần tưới khi thấy đất khô ráo. Vào mùa hè có thể tưới 2-3 lần/tuần, còn vào mùa đông chỉ cần tưới 1-2 lần/tuần. Khi tưới thì nên tưới đẫm nước để nước chảy ra hết lỗ thoát nước ở đáy chậu.
Bước 3: Hãy bón phân cho cây Thiết Mộc Lan 2-3 tháng/lần, vào mùa xuân và mùa hè. Có thể sử dụng phân NPK, phân hữu cơ, hoặc phân vi sinh.
Bước 4: Tốt nhất nên cắt tỉa cây Thiết Mộc Lan định kỳ để loại bỏ các cành lá bị sâu bệnh, khô héo, hoặc cành lá mọc quá dày để cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
Bước 5: Thay chậu cho cây Thiết Mộc Lan khi cây đã phát triển quá lớn hoặc khi đất trồng đã hết chất dinh dưỡng là điều cần thiết, tuy nhiên hãy chọn chậu có kích thước lớn hơn chậu cũ khoảng 2-3 cm.
Hy vọng các thông tin bên trên sẽ giúp mọi người giải đáp rõ được thắc mắc về Dracaena là cây gì? Ý nghĩa phong thủy, cách trồng & chăm sóc nó ra sao. Hãy luôn nhớ chăm sóc cây Dracaena trong điều kiện đủ nước, đủ ánh sáng và dinh dưỡng, …vv để cây phát triển tốt và có tuổi thọ kéo dài nhé!
Xem thêm:
- Cây hoa giấy bị đứt rễ có sống được không
- Cách trồng hoa tulip bằng củ nở trúng dịp tết
- Hướng dẫn cách trồng mãn đình hồng từ gieo hạt dễ nhất
- Cách ghép cây chanh nhiều quả, ghép cây chanh cảnh đẹp