Cây ráy không phải một cái tên quá xa lạ đối với người dân ở nhiều vùng nông thôn. Tuy nhiên vẫn không ít người thắc mắc về các thông tin khác quan trọng hơn so với cây ráy là cây gì. Chẳng hạn như tác dụng của cây ráy, các loại ráy và cách dùng loại cây này cho hiệu quả, an toàn. Chính vì thế hoacanhquangvy.com sẽ giúp bạn có những kiến thức cụ thể nhất về cây ráy ngay sau đây.
Cây ráy là cây gì? Đặc điểm, phân loại cây ráy
Ráy còn có tên gọi khác là cây ráy dại hay dạ vũ, tên khoa học của nó là Alocasia Macrorrhizos. Cây ráy thuộc họ Ráy Araceae, được phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới, bắt đầu từ Philippines. Ở Việt Nam, ráy mọc ở nhiều địa phương, thường là mọc hoang ở những nơi ẩm thấp.
Đặc điểm bên ngoài
Cây ráy là loại thân mầm, chiều cao trung bình khoảng 0,3 – 1,4m, có loại cao đến 4 – 5m. Rễ cây có hình cầu, khi đến thời điểm sẽ phát triển thành củ. Củ ráy thoạt nhìn rất dễ nhầm lẫn với củ khoai môn với màu nâu và nhiều đốt ngắn
Lá cây ráy có tán rộng, hình tim, chiều dài từ 10 – 50cm, có cuống dài 15 – 120cm. Hoa của cây ráy có 2 loại mọc trong bông mo: hoa cái ở phần gốc và hoa đực mọc trên cao. Quả ráy có dạng chùm như trứng cá nhưng to hơn, mọng, màu xanh và khi chín có màu đỏ.
Tính chất hóa học và sử dụng
Củ ráy có chứa thành phần gây ngứa nên khi tiếp xúc chúng ta phải chú ý. Bạn có thể dùng bao tay để tránh làm da bị ngứa ngáy hay kích ứng nguy hiểm. Ngoài ra cây ráy có đại độc, không được ăn nhiều, đặc biệt là lúc còn tươi, vì có thể gây ngứa cổ họng và miệng.
Để thu hoạch cây ráy về làm thuốc hoặc trồng như cây cảnh, người ta chọn những cây đã được 2 – 3 năm tuổi. Muốn thu hoạch thì đào cả cây lên, đem rửa cho sạch đất cát, cắt rễ con ra, cạo vỏ ngoài của củ ráy. Cả thân và củ ráy đều có những tác dụng đáng kể.
Có mấy loại cây ráy?
Trên thế giới có rất nhiều loại ráy khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất ở Việt Nam thì có ráy voi, ráy xẻ.
Ráy voi là loại thường thấy nhất mà chúng ta vừa nói về đặc điểm của nó: lá to, dày, hình tim, thân mầm cao, khá vững chãi. Còn ráy xẻ thì có thường cao 60 – 80cm, đặc điểm nổi bật là lá to bản nhưng xẻ thành từng thùy sâu rất ấn tượng.
Ngoài ra, dựa vào xuất xứ, có thể kể thêm một số cái tên khác như ráy Thái, ráy Đức, ráy Sing, ráy châu Phi,… Những loại này thì lá nhỏ, thân cũng thấp có thể cầm được trên bàn tay và thường được dùng làm cây trang trí trong hồ thủy sinh hoặc nội thất.
Kiến thức trồng cây ráy cảnh
Có trồng cây ráy làm cảnh trong nhà được không?
Các loại cây ráy nói chung, rất được ưa chuộng trong việc làm đẹp cho không gian sống. Chúng dễ trồng, dễ chăm sóc và không cần quá tỉ mỉ hay tốn nhiều thời gian.
Tuy nhiên việc đem cây ráy vào nhà trồng cần được cân nhắc. Bởi ráy có chứa canxi oxalat, hay còn gọi là raphite, một tinh thể không hòa tan. Chất này khiến phần nhựa của cây ráy trở thành nguy cơ gây bỏng da, kích ứng, sưng khi tiếp xúc. Đặc biệt là phần lưỡi, miệng, môi,…
Nếu nhà bạn có con nhỏ hoặc thú cưng thì không nên để các loại ráy trong tầm với của chúng. Chẳng may ăn phải lá ráy thì sẽ bị trúng độc và sưng, dị ứng là triệu chứng nhẹ. Nghiêm trọng sẽ là mất tỉnh táo, khó thở, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Kể cả không thường xuyên có trẻ em hoặc vật nuôi thì mọi người cũng nên thận trọng khi tiếp xúc với mủ của cây ráy. Khi chưa được làm chín bằng bất cứ hình thức nào thì các bộ phận trên cây này cũng có thể tiềm ẩn sự nguy hiểm.
Cây ráy cảnh nên trồng ở đâu?
Mặc dù không được khuyến khích trồng trong nhà nhưng ráy vẫn là một loại cây cảnh rất có giá trị về mặt thẩm mỹ. Vì thế những người sành bên lĩnh vực này không thể bỏ qua việc tìm hiểu cách trồng ráy sao cho vừa đẹp, vừa an toàn.
Nếu đam mê về trang trí thủy sinh và chơi cây cảnh thì bạn có thể đặt cây ráy ở các vị trí như:
- Sân vườn
- Những căn nhà có thiết kế đặc biệt có thể thoát khí như nhà sàn của quán cà phê, nơi nghỉ mát,…
- Đường đi các khu resort, quán cà phê, biệt thự,…
- Dọc hành lang các trung tâm thương mại
- Đối với những loại ráy lá nhỏ: dùng trong hồ thủy sinh rất đẹp
Nó sẽ giúp cảnh quan thiên nhiên thêm phần đẹp mắt, mang lại cảm giác thoáng đãng, mát mẻ. Từ đó chúng ta được tận hưởng không gian xanh đẹp một cách hoang sơ nhưng không kém phần tinh tế.
Cây ráy cảnh giá bao nhiêu?
Tuy theo mỗi loại ráy mà giá thành sẽ khác nhau. Thậm chí trong cùng một loại nhưng mua ở các điểm bán khác nhau thì giá cũng chênh lệch. Hoặc mỗi cây có kiểu đẹp riêng biệt, dựa vào nhiều yếu tố mà chi phối giá của cây ráy cảnh.
Theo tìm hiểu, những loại ráy lá nhỏ thường có giá rất dễ mua, chỉ từ mấy chục nghìn 1 thân cầm trong lòng bàn tay. Nếu bạn có nhu cầu dùng cho hồ lớn thì mua nhiều cây, số tiền cũng không quá nhiều cho một cảnh quang đẹp như ý.
Còn loại ráy voi, ráy xẻ (rừng) được thiết kế, trồng vào chậu và chăm sóc tươi tốt, bán ra với giá thành khoảng từ 100.0000 – 1.000.000đ đủ kiểu. Nói chung cũng không cụ thể được giá của từng loại trừ khi chúng ta chọn cụ thể sản phẩm nào.
Mẹo trồng cây ráy cảnh đẹp hiệu quả
- Không nên để cây tiếp nhận ánh sáng trực tiếp quá mạnh vì lá sẽ đen
- Rễ cây không cần vùi xuống nề bể vì sẽ làm thối rễ (loại không trồng trên đất)
- Lựa chọn đơn vị ươm cây uy tín để mua cây ráy
- Xác định loại ráy mình vừa mua là sống trên cạn hay dưới nước để dễ trồng và chăm sóc
- Nếu cây bị rêu hại bám thì nuôi thêm các loại cá ăn rêu như cá bút chì, cá chuột,…
- Đối với ráy voi, ráy xẻ: thỉnh thoảng lau lá cho sáng màu, xem và bắt sâu bọ nếu có
Đặc biệt, chúng ta tuyệt đối kiểm soát được tầm với của trẻ em và vật nuôi trong quá trình trồng cây ráy làm cảnh trong không gian của mình.
Tuy nhiên việc đem cây ráy vào nhà trồng cần được cân nhắc. Bởi ráy có chứa canxi oxalat, hay còn gọi là raphite, một tinh thể không hòa tan. Chất này khiến phần nhựa của cây ráy trở thành nguy cơ gây bỏng da, kích ứng, sưng khi tiếp xúc. Đặc biệt là phần lưỡi, miệng, môi,…
Nếu nhà bạn có con nhỏ hoặc thú cưng thì không nên để các loại ráy trong tầm với của chúng. Chẳng may ăn phải lá ráy thì sẽ bị trúng độc và sưng, dị ứng là triệu chứng nhẹ. Nghiêm trọng sẽ là mất tỉnh táo, khó thở, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Kể cả không thường xuyên có trẻ em hoặc vật nuôi thì mọi người cũng nên thận trọng khi tiếp xúc với mủ của cây ráy. Khi chưa được làm chín bằng bất cứ hình thức nào thì các bộ phận trên cây này cũng có thể tiềm ẩn sự nguy hiểm.
10+ tác dụng của cây ráy theo dân gian
Theo các kết quả nghiên cứu hiện nay thì trong cây ráy có chứa tinh thể canxi oxalat có thể làm kích ứng da, viêm khoang miệng và niêm mạc. Bên cạnh đó sapotoxin lại là tác nhân làm bệnh dạ dày, ruột thêm nặng.
Tuy nhiên, trong y học dân gian, thân, rễ và cuống lá của cây ráy được tận dụng để bào chế một số bài thuốc. Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, người ta đã có nhắc đến hàng loạt tác dụng chữa bệnh của cây ráy như:
- Trị ho bằng cuống lá
- Giảm đau xương khớp bằng rễ, lá ráy
- Chữa bệnh đau đầu nhờ nhựa bên ngoài cây
- Làm hết các vết đốt của côn trùng, cầm máu bằng nước ép từ thân cây
- Phần lá tươi để hỗ trợ giãn tĩnh mạch, tăng cường lưu thông máu
- Điều trị tiêu chảy, cảm cúm, giun đũa,… bằng củ cây ráy
- Hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, bệnh chàm,…
- Điều trị bổ sung chứng rối loạn khớp, viêm phế quản, mắt kém, trĩ,…
- Trị mụn, cân bằng tiết tố, ngăn ngừa bệnh scurvy (Scorbut)
Rất nhiều tác dụng dược lý của cây ráy mà dân gian đã đề cập đến. Không ít người đã thử qua và cảm thấy có phần giảm bệnh. Bạn cũng có thể áp dụng nhưng phải lưu ý các nội dung mà chúng tôi sẽ nói đến ở những phần sau để đảm bảo hiệu quả mà an toàn cho cơ thể.
Một số bài thuốc dân gian phổ biến từ cây ráy
Các bài thuốc được bào chế từ cây ráy có thể được dùng ngoài da hoặc sắc nước để uống. Bộ phận thường dùng để làm thuốc nhiều nhất là củ ráy, tiếp đó là thân, lá, cuống lá. Chúng ta có thể tham khảo một số công thức sau.
Chữa mụn nhọt bằng củ ráy
Nguyên liệu: Bạn chỉ cần có khoảng 100g củ ráy và 1 củ nghệ tươi khoảng chừng 60g, thêm một ít sáp ong thì càng tốt.
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước, cho dầu vừng vào rồi nấu nhừ. Khi hỗn hợp chín, thêm ít sáp ong khuấy đều cho tan, để nguội thành cao.
Sử dụng: Lấy một lượng vừa đủ dán lên những nốt mụn nhọt. Thuốc này sẽ giúp chúng hút mủ, giảm sưng tấy sau khi trị khỏi. Thực hiện thêm nhiều lần để đảm bảo hết hẳn.
Hỗ trợ người bị cao huyết áp
Nguyên liệu: 1 củ ráy tươi và chuối hột sắp chín
Cách làm:
- Gọt vỏ củ ráy, thái lát mỏng, ngâm nước gạo trong 3 tiếng
- Thái lát mỏng chuối hột, phơi khô rồi sao cùng với củ ráy đã khô
- Sắc chung với 1 lít nước cho đến khi còn khoảng 1 chén
Sử dụng: chia chén thuốc thành 2 lần, uống trong ngày giúp ổn định huyết áp.
Cách điều trị bệnh gút/ thống phong với củ ráy
Nguyên liệu: Chuẩn bị 20g chuối hột già đã phơi khô + 20g củ ráy đã được xắt nhỏ, phơi khô và sấy vàng.
Cách làm: Dùng tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên, đem đi sao vàng, sắc thành thuốc để uống.
Sử dụng: Uống thuốc đó trong ngày, những lần khác muốn uống thì lại chế biến như công thức trên.
Củ ráy hỗ trợ điều trị các bệnh khớp
Nguyên liệu: củ ráy, chuối hột khô và lá lốt khô, mỗi thứ khoảng 20g
Cách làm: Phơi khô, sao vàng tất cả các thứ đã chuẩn bị, sắc lấy nước cho bệnh nhân uống mỗi ngày.
Dùng củ ráy trị mẩn đỏ trên da
Nguyên liệu: chỉ cần chuẩn bị một ít trong củ ráy
Cách làm: cắt củ ráy làm đôi hoặc từng lát, chà trực tiếp vào vùng da cần chữa mẩn ngứa, vết đỏ sẽ từ từ xẹp xuống.
Bài thuốc hạ sốt từ cây ráy
Dùng 1 củ ráy tươi, cắt làm đôi. Một nửa củ ráy chà vào mu bàn tay và cả lưng để hạ thân nhiệt. Nửa củ còn lại đem thái mỏng rồi sắc thành một chén thuốc. Người bệnh uống vào và dần thuyên giảm cơn sốt.
Điều trị bệnh chàm da
Chuẩn bị: một con bọ hung, 10g diêm sinh, 1 củ ráy tươi và 1 chén dầu đậu phộng.
Cách làm:
- Khoét một lỗ trên củ ráy
- Nướng con bị hung thành than, tán ra bột rồi trộn đều với diêm sinh
- Đem bộ đó cùng với chén dầu đổ vào lỗ khoét trên củ ráy
- Đun nóng trong vòng 15 phút
- Khi dầu nguội, dùng dụng cụ thẩm vào hỗn hợp để thoa lên vùng da bị chàm, thực hiện khoảng 5 lần để có hiệu quả
Lưu ý quan trọng khi dùng cây ráy
Nếu có ý định điều trị bằng cây ráy hoặc trồng cây ráy làm cảnh, chúng ta phải lưu ý vài điều quan trọng:
+ Không dùng cây ráy để chữa bệnh đối với những người hư hàn, đối tượng dị ứng với các thành phần có trong cây.
+ Đặc biệt, ráy chưa được nấu chín hoặc sao vàng thì không được ăn, uống bởi nó có thể gây ngứa, mẫn cảm, rát họng và miệng. Thậm chí bạn có thể bị ngộ độc nghiêm trọng tùy theo cơ địa.
+ Nếu cảm thấy bản thân có những triệu chứng bất thường, có thể cơ thể bạn đang phản ứng không tốt với việc điều trị bằng cây ráy. Lúc này, hãy ngưng việc sử dụng bài thuốc. Nếu tình trạng nghiêm trọng thì phải đi khám bác sĩ gấp.
+ Không nên trồng cây ráy trong nhà, để gần tầm với của trẻ nhỏ hoặc vật nuôi. Nếu thích, bạn có thể trang trí trong hồ thủy sinh hoặc sân vườn, những nơi bạn có thể kiểm soát được sự tồn tại và phát triển của cây.
Qua bài viết, chúng ta đã biết được cây ráy là cây gì và tất cả những thông tin liên quan đến đặc điểm, cách phân biệt cũng như tính chất của cây. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ biết cách làm những bài thuốc điều trị từ các bộ phận cây ráy và áp dụng chúng một cách an toàn nhất. Đặc biệt, không nên bỏ qua việc trang trí bằng cây ráy cảnh, miễn là chúng ta thực hiện theo những lưu ý bên trên để đảm bảo an toàn.