Ổi là một loại trái cây rất quen thuộc và được rất nhiều người ưu chuộng. Chúng được trồng nhiều ở các vùng quê nông trại đất đai rộng lớn nhưng có thể bạn chưa biết rằng hiện nay ổi vẫn trồng được trong chậu đấy. Bạn muốn biết thực hư thế nào thì hãy theo dòi bài viết dưới đây của HoaCanhQuangVy về Cách trồng và chăm cây ổi trong chậu siêu trái để hiểu thêm vấn đề này nhé.
Chọn giống ổi
Đây là khâu rất quan trọng mang tính quyết định đến sự thành bại của việc trồng ổi trong chậu bởi vì không phải giống ổi nào trồng được ngoài đất rộng thì có thể trồng được trong chậu mà sinh trưởng phát triển tốt cho ra trái được.
Bạn không thể chọn giống ổi có thân cành to lớn đồ sộ được vì diện tích đất trồng trong chậu hạn hẹp hơn bên ngoài rất nhiều vì thế các giống ổi ghép cành rất phù hợp cho việc trồng chậu, tuy nhược điểm loại ổi ghép cành này là tuổi thọ cây không cao nhưng lại nhanh cho quả.
Có rất nhiều giống ổi ghép cành bán trên thị trường hiện nay như ổi nữ hoàng, ổi lê, ổi Thái Lan, ổi Đài Loan, ổi Úc… bạn có thể chọn các giống ổi này để trồng trong chậu. Các giống ổi này được bày bán rất nhiều tại nhà vườn ươm cây giống hay bạn có thể đặt mua tại các trang mạng hiện nay.
Chú ý nên chọn cây ổi có lá cành sum xêu phát triển mạnh và thân không bị trầy xướt hay có dấu vết khô héo và cây phải được ươm trong bầu đất để đảm bảo rễ đã phát triển mạnh tỉ lệ sống sau trồng mới cao.
Chọn đất trồng ổi
Để trồng được một loại cây ăn trái thì điều kiện thổ nhưỡng đất trồng rất quan trọng, bạn phải chọn được loại đất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng đó thì cây mới cho quả năng suất được.
Trồng cây trong chậu thì khâu chọn đất này còn khắc khe hơn rất nhiều vì lượng đất ít mà bạn phải đáp ứng được nhu cầu của cây thì không hề dễ. Nhưng đối với cây ổi thì đây lại là loại cây dễ trồng, không kén đất nên yêu cầu đất trồng cũng không đòi hỏi cao lắm.
Bạn có thể chọn loại đất thịt, không quá cằn cỏi là được, càng tơi xốp thì càng tốt. Trước khi cho đất vào chậu trồng thì bạn cần trộn thêm phân bò hoai mục, xơ dừa, vỏ trấu, than bùn… để làm tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng trong đất.
Tham khảo thêm: Trồng cây ổi trước nhà có tốt không?
Chọn chậu trồng ổi
Có rất nhiều loại chậu có thể lựa chọn để trồng ổi như chậu sứ, chậu xi măng, chậu xô nhựa, thậm chí cả thùng xốp để trồng ổi vẫn được nhưng để đảm bảo đủ lượng đất để cây ổi sinh trưởng và phát triển tốt thì tôi khuyên bạn nên chọn chậu đúc bằng xi măng.
Bởi vì loại chậu này rẻ tiền hơn chậu sứ và cứng cáp hơn so với thùng xốp rất nhiều và có thể chịu đựng được sự ăn sâu của rễ cây ổi. Kích thước chậu phù hợp nhất là chậu có đường kính tầm 40 đến 50mm và cao tầm 40mm.
Bạn không nên chọn chậu quá lớn vì chiếm điện tích sân vườn và cũng không quá bé vì đất trong chậu quá ít sẽ không đủ dưỡng chất để cây ổi sinh trưởng và phát triển tốt được.
Cách trồng ổi vào chậu
Sau khi bạn đã chuẩn bị đất trồng ổi và cây ổi giống thì việc còn lại là bạn trồng cây ổi vào chậu. Trước tiên bạn cho đất đã trộn sẵn vào 2/3 chậu rồi bạn cắt tháo phần bọc bao rễ cây ổi rồi mới đưa cây ổi vào chậu.
Dùng tay đẩy ít đất vào quanh gốc ổi và ấn chặt để giữ gốc cây không xiêu vẹo, sau đó bạn cho lượng đất còn lại vào chậu, chú ý không cho quá đầy chậu và chừa khoảng trống chậu lại tầm 3cm tính từ miệng chậu xuống mặt trên cùng lớp đất.
Sau khi trồng xong thì bạn tưới cho cây 1 lượng ít nước vào xung quanh gốc, tưới nhẹ và chậm tránh xói gốc ổi. Để chậu ổi vừa trồng xong tại vị trí râm mát nhất có thể, còn nếu không có chổ bong râm thì bạn nên dùng lưới mùng, lá chuối, cành cây có lá hay một thứ gì đó che cây ổi lại.
Bạn nên che vào ban ngày lúc trời nắng và tháo ra vào ban đêm và tiếp tục làm như vậy ít nhất 4 đến 5 ngày để cây ổi kịp thích nghi bắt đầu ra rễ thì mới tháo dỡ dụng cụ che hoàn toàn.
Cách chăm sóc cây ổi trong chậu ra siêu trái
Trồng cây thì khâu chăm sóc được xem là khâu vất vả nhất và rất quan trọng, nếu bạn trồng mà không chăm sóc thì coi như bạn bỏ công sức trồng vô ích mà không thu lại được gì bởi vậy bạn cần phải chú ý các khâu chăm sóc chúng tôi nêu ra dưới đây để tham khảo nhé.
Tưới nước
Nói đến việc trồng cây thì tôi lại nhớ ngay câu nói của ông bà ta “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nên có thể nói nước được xem là thành phần quan trọng nhất để nuôi dưỡng cho cây.
Chúng ta nên tưới nước cho cây ổi 2 lần trong ngày vào các buổi sáng sớm và chiều tối để cây ổi đủ lượng nước để sinh trưởng và phát triển được.
Bón phân
Vì cây trồng trong chậu nên bị giới hạn sinh trưởng và phụ thuộc và việc chăm bón của con người nên chúng ta cần phải bón phân cho cây ổi đầy đủ thì cây mới cho trái ngọt được.
Bạn nên phân ra định kỳ bón 1 tháng 2 lần là phù hợp, trước khi bón bạn lấy dụng cụ làm vườn hoặc bay thọ xây để cào nhẹ lấy lớp đất trên bề mặt đi khoảng 3 cm rồi thay vào đó là hổn hợp phân bò, phân dê, phân gà, trấu… được trộn với đất theo tỉ lệ 1:1
Lần thứ 2 bạn cũng làm như lần 1 nhưng trộn thêm hổn hợp phân supe lân và NPK theo tỉ lệ 2: 1 và dùng thìa bón rải rác quanh gốc và sau đó tưới nước đầy đủ là được. Lần 2 bạn nên bón cách lần 1 khoảng tầm 10 ngày.
Trường hợp cây ổi vừa được bạn thu hoạch quả thì bạn nên dùng NPK 16.16.8 bón vào để giúp cây hồi phục tán lá và chuẩn bị cho đợt quả lần sau. Nếu thích thì bạn có thể phun thêm phân bón lá để cây ổi tăng sức đề kháng sâu bệnh.
Tỉa cành, bấm ngọn
Để cây ổi cho quả năng suất cao và siêu trái thì việc bấm ngọn tỉa cành cũng rất quan trọng. khi cây ổi trồng trong chậu được gần 1 năm đối với ổi trồng từ cây con và 4 tháng đối với ổi chiết cành thì bạn nên tỉa cành cây để cây khẻo có nhiều nhánh nhất thì lúc đó cây ổi mới đủ sức mang nhiều trái được.
Bạn nên chú ý cắt bỏ các cành khô, vàng óa bị sâu bệnh và các cành nằm ở vị trí che khuất thiếu ánh sáng để giúp làm thông thoáng cây đảm bảo các cành lá đủ ánh sáng đê quang hợp.
Đặc biệt lưu ý là khi cây bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tiến hành cắt bỏ bớt những trái bé nhỏ, có dấu hiệu sâu bệnh để dưỡng cho các trái ổi còn lại mau lớn và to hơn, nên chỉ để mỗi cành khoảng 2 đến 3 trái gần than lớn và cắt bỏ trái ở phía ngoài ngọn.
Phòng sâu bệnh
Ổi là loại cây thường hay bị rầy rệp tấn công nhất nên bạn có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học hoặc nước cốt ớt tỏi để phun cho cây nhằm hạn chế rầy rẹp và xoa đuổi các loại côn trùng khác đến chích vào trái ổi
Nếu bị rẹp tấn công nhiều quá mà bạn dùng phương pháp trên không hiệu quả thì có thể dùng thuốc phun nhưng nên chú ý thời gian phun phải cách xa thời điểm thu hoạch quả hoặc tốt nhất không phun rệp khi cây có quả àm chỉ dùng bao ni lon bọc các trái lại.
Tạo tán, dưỡng cây
Với điều kiện sinh trưởng và phát triển trong chậu khác với bên ngoài đất rộng nên việc tạo tán cho cây rất cần thiết, bạn nên cắt tỉa cành chĩa ra 2 bên và giữa ngọn ổi hướng thẳng đứng lên trời để nhằm tạo ra cây có khung dạng nấm mới phù hợp với điều kiện trồng chậu.
Tham khảo thêm: Cây ổi cảnh cổ thụ đẹp nhất Việt Nam
Sau khi thu hoạch quả xong thì bạn cũng nên tiến hành tỉa các cành khô héo và bón phân cho rễ cây, chú ý bón phân hữu cơ tơi xốp và thêm ít phân hóa học NPK để cho cây đầy đủ dưỡng chất phát triển.
Trên đây là một số kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc ổi trong chậu cho siêu trái để các bạn có thể tham khảo, chúc các bạn thành công với việc trồng các chậu ổi trong sân vườn hay trên sân thượng nhà mình để tạo ra cảnh quanh xanh đẹp, hòa hợp với thiên nhiên mà vừa còn có trái cây sạch để thưởng thức.
Xem sản phẩm cây ổi tại: https://hoacanhquangvy.com/shop/cay-oi-canh/