Với sắc trắng tinh khôi toát lên vẻ đẹp thoát tục và vô cùng dịu dàng của hoa nguyệt quế không chỉ tôi mà tin rằng là người yêu hoa hay không yêu hoa đều sẽ ” cảm nắng” ngay lập tức. Và để sở hữu ngay một em nguyệt quế đẹp, hoa ra nhiều, cành lá xanh tốt thì đừng bỏ qua chia sẻ về cách trồng cây nguyệt quế dưới đây của Hoacanhquangvy.com

Tìm hiểu về cây Nguyệt Quế

Nguyệt Quế hay còn gọi là Nguyệt Quới là cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn có lá thường xanh và hoa. Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam nên hiện nay được trồng rất nhiều.

Đặc điểm cây Nguyệt Quế

  • Chiều cao: Từ 5 -10 mét tùy cây, có cây cao đến 15 mét ( Đó là những cây trồng ngoài tự nhiên có tuổi đời lớn)
  • Lá: Lá xanh đậm, nhỏ và thường xanh
  • Hoa: Hoa có màu trắng mọc đơn có 5 cánh dài uốn hơi công về phía cuống hoa. Đặc biệt hoa có mùi thơm nhẹ

Xem sản phẩm cây nguyệt quế tại vườn: https://hoacanhquangvy.com/shop/cay-nguyet-que/

Ý nghĩa cây nguyệt quế

Nhiều người trồng cây cảnh chỉ nghỉ đến mục đích làm đẹp là chính nhưng theo tôi mọi người nên quan tâm thêm về ý nghĩa của từng loại cây bởi khi biết về ý nghĩa của nó giúp chúng ta thêm nhiều cung bậc cảm xúc hơn.

Đối với cây nguyệt quế thì được biết cây xuất hiện và có nguồn gốc từ Hy Lạp một đất nước chiến binh kiên cường và hùng mạnh. Vậy nên Nguyệt quế là đại diện cho sự chiến thắng, niềm tin và sự vinh quang. Vậy nên chúng ta thường nghe đến vòng nguyệt quế trong các cuộc thi lớn là đo đó.

Cây Nguyệt quế lớn

Bên cạnh đó Nguyệt quế còn mang lại may mắn, thành công cho gia chủ nhằm đạt sự thành toại về sự nghiệp của mình bằng cách thu hút các vận khí tốt vào nhà đồng thời xua đuổi những tà khí, âm khí không tốt.

Ngoài ý nghĩa về phong thủy Nguyệt quế còn làm cây thuốc quý trong Đông y để chữa các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, giảm căng thẳng, trị bệnh tiểu đường, giảm ho, thư giản, giúp ngủ ngon…

Cách trồng cây Nguyệt Quế

Kỹ thuật chọn cây Nguyệt quế giống

Hiện tại có 2 cách để mọi người tìm thấy cây nguyệt quế trên thị trường, đó chính là tìm mua phôi cây nguyệt quế được đào lên và mua nguyệt quế được ươm giống trong vườn.

Đối với phôi cây Nguyệt quế

  • Chọn mua những phôi cây còn tươi, có hình dáng nguyên vẹn và có bầu đất ở rễ
  • Rễ cây sau khi đào không bị bầm dập, thân không có dâu hiệu bị chặt hay sâu bệnh đục thân
  • Nếu là chọn mua cây cảnh thì nên tìm hiểu kỹ về độ tuổi, hình dáng cây, rễ và gốc để dễ định hình kiểu dáng sau này

Ưu điểm: Nhanh phát triển, dễ tạo hình thù đẹp và đặc biệt không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại mất nhiều tiền hơn.

Cây Nguyệt Quế cảnh

Đối với cây nguyệt quế giống

  • Cây con có chiều cao từ 03 – 0,5 mét cành lá xanh tốt.
  • Cây phát triển bình thường, lá nhiều, có ra chời non và cành mới
  • Cây không bị sâu bệnh ở rễ, thanh cành lá, nếu được có thể chọn những cây đã ra hoa
  • Có thể trồng từ hạt hoặc bằng phương pháp giâm cành

Ưu điểm: Giá rẻ hơn mua phôi cây cảnh tuy nhiên mọi người phải mất rất rất nhiều thời gian để chăm sóc, đặc biệt là cây rất dễ chết yểu.

Chuẩn bị đất trồng Nguyệt quế

Đất là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển và nở hoa 2 -3 năm tới của cây nên ai trồng thì lưu vấn đề này nếu không muốn sau này cây cứ lụi dần, hoa thì nở cho vui vài cái.

  • Đất hợp để trồng nguyệt quế đó là đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7 ( Tốt nhất là pH 6,5)
  • Cách trộn đất trồng: Đất phù sa hoặc đất thịt + Phân chuồng ủ hoai + Tro trấu + sơ dừa
  • Đất trồng thoát nước tốt, vậy nên khi trồng cây trong chậu mọi người nên lưu ý vấn đề thoát nước cho cây.

Lưu ý thêm đó mọi người đừng quên thường xuyên phải thay đất cho cây vì cái gì cũng có giới hạn, đất trồng một thời gian sẽ bị cây hút hết dinh dưỡng nên thay đất mới để cây có thêm dinh dưỡng mà tiếp tục phát triển.

Cách tưới nước

Đây là cây không ưa ẩm ướt nên bên cạnh đất trồng và khu vực trồng phải thoát nước tốt thì mọi người cần cân nhắc chế độ tưới tiêu của mình. Cây chỉ cần độ ẩm cao nên việc tưới mọi người chỉ cần giữ cho đất luôn ẩm, tưới tuần 2 – 3 lần với lượng vừa phải không khiến cho đất trồng bị nhão. Tưới nước tốt nhất là vàng sáng sớm hoặc chiều muộn để đất không bị nóng làm úng, thối rễ.

Để cây có thể giữ nước tốt sau khi tưới vào mùa hè mọi người có thể đế cây ở những nơi im mát, có giàn che hoặc lấy rơm rạ để phủ ở phần gốc và điều này cần thiết đối với những phôi cây mới trồng.

Cách tạo dáng cây nguyệt quế

Cách bón phân

Nếu muốn nhìn cây Nguyệt quế của mình luôn tươi tốt, ra nhiều hoa mọi người nên bón phân cho cây để đảm bảo dinh dưỡng luôn đủ. Cây không bón phân thường xuyên sẽ bị vàng lá, hoa ra không nhiều và hoa nhỏ không bắt mắt.

  • Việc bón phân có thể tiến hành 1- 2 tháng/ lần. Không bón thường xuyên nhu vậy cây sẽ bị dư dưỡng chất có thể cháy hoặc chết khô
  • Chọn loại phân NPK, khi bón nên chọn từ 5 -10 gam nhưng nên lưu ý đó tùy vào độ tuổi của cây không phải cây to cây nhỏ đều bón như vậy
  • Bên cạnh đó mọi người có thể bón thêm phân khác như phân hữu cơ, tuy nhiên lưu ý phân hữu cơ được làm chuyên dụng còn phân mọi người tự ủ có nguy cơ cao là mang mầm bệnh.

Cách phòng chống sâu bệnh cho cây Nguyệt quế

Mọi người trong quá trình trồng nên lưu ý đến việc phòng chống sâu bệnh cho cây. Cây Nguyệt quế thường hay bị bệnh vàng lá nên khi chăm sóc cây mọi người nên phát hiện sớm các loại bệnh để có cách điều trị kịp thời.

Để cây hạn chế sâu bệnh nên bón phân, tưới nước và thay đất trồng thường xuyên đúng kỹ thuật. Khi phát hiện các bệnh trên cay nên mua thuốc điều trị, với các bệnh lây lan thì nên tách biệt cây ra khỏi vườn trồng để tránh lây cho những cây khác.

Cách tỉa cây nguyệt quế

Cắt tỉa cành lá giúp cây có vẻ bề ngoài đẹp và ấn tượng, tạo nên dấu ân khác biệt với các cây nguyệt quế khác đồng thời giúp cây phát triển nhanh chóng, hạn chế sâu bệnh.

Cây Nguyệt quế bonsai

Cát tỉa mọi người thực hiện như sau:

  • Cắt tỉa theo hình dáng mong muốn của bản thân
  • Cắt tỉa những cành lá bị sâu bệnh hay đã bị gãy
  • Cát tỉa cành khi cây quá rậm rạp và không thể tạo thành hình thù nào cả.

Cách tạo dáng cây nguyệt quế

Ai cũng muốn cây trồng của mình có vẻ đẹp bên ngoài ấn tượng và độc đáo, nhưng không hề dễ dàng để làm điều đó. Phải trải qua quá trình dài tạo dáng cắt tỉa thì cây Nguyệt quế mới có vẻ đẹp ấn tượng được.

Để tạo dáng mọi người cần nắm rõ các kỹ thuật tạo giáng cho cây. Biết cách uốn, uốn vào thời điểm cây phát triển bình thường ra lá già còn nhưng lúc cây đâm chồi, ra hoa không nên tạo dáng cho cây. Bởi lúc này toàn bộ chất dinh dưỡng đổ dồn vào lá và hoa nên rễ rất yếu nếu tạo dáng sẽ ảnh hưởng đến cây.

Cây Nguyệt quế trên trồng ở đâu

Nguyệt quế là cây ưa sáng nhưng không phải là cây chịu nắng tốt nên khi trồng mọi người lưu ý đến sánh sáng, độ ẩm:

  • Ánh sáng thích hợp: 23 -29 độ C: Vậy nên có thể trồng ở sân vườn, trồng chậu ở trong nhà, trồng ở trước sân nhưng không nên trồng ở bạn công hay các không gian quá kín.
  • Nếu bạn trồng ở nơi ít ánh sáng thì buổi sáng nên mang cây ra phơi nắng.

Mua bán phôi cây Nguyệt Quế giá rẻ tại Đà Nẵng

Nếu muốn tìm kiếm những cây Nguyệt quế lớn, có hình dáng đặc biệt để về trồng cảnh hoặc tạo hình bonsai thì mọi người nên chọn phôi cây để trồng. Hiện tại ở Hoa cảnh Quang Vỹ có nhiều phôi cây Nguyệt quế đẹp, ấn tượng và có sẵn tại vườn.

fucoidan-button-1-04

ĐC: Nguyễn Văn Vĩnh, Đà Nẵng (xem bản đồ)

fucoidan-button-1-04

Liên hệ tư vấn miễn phí

Mọi người tuân thủ các hướng dẫn cách trồng cây nguyệt quế trên đây đảm bảo cây nhanh ra hoa, hoa đều và đẹp. Để hiểu rõ hơn về loại cay này, cũng như nắm bắt kỹ thuật chăm sóc chính xác mọi người có thể liên hệ Quang Vỹ để giao lưu, trao đổi.

Bạn có thể xem sản phẩm các hoa cảnh tại: https://hoacanhquangvy.com/pc/hoa-canh/