Kỹ thuật ghép cây trồng nếu áp dụng đúng phương pháp thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Nếu người làm vườn hoặc chơi cây cảnh không trang bị kiến thức đầy đủ thì hiệu quả không cao, có thể dẫn đến chết cây. Những loại cây nào có thể ghép được. Kỹ thuật ghép cây đúng cho hiệu quả nhất. Thời điểm ghép cây tốt nhất. Cũng trang bị kiến thức qua bài viết chia sẻ của Hoacanhquangvy.com

Kỹ thuật ghép cây là gì?

Kỹ thuật ghép cây trồng hay còn gọi là kỹ thuật nhân giống cây trồng. Là cách tách rời một chồi non hoặc một đoạn thân cây non vào “ở nhờ” vào một cây cùng họ để tiếp tục phát triển và cho năng suất cao. Cây được chọn để ghép phải có những đặc tính nổi bật mà nhà nông mong muốn, kể như: sống khỏe, tăng trưởng tốt, ra hoa đẹp, ra nhiều trái, quả ngọt,…

Quan trọng phải biết chọn thời điểm ghép cây vào thời kỳ đâm chồi nảy lộc. Chọn loài cây tương ứng giống để ghép cành. Và xác định rõ mong muốn ghép cây để cho cây có hình thù đặc biệt, cho cùng một cây mà ra nhiều loại trái khác nhau,…mà vận dụng đúng phương pháp ghép cây phù hợp.

Ưu điểm của kỹ thuật ghép cây

Năng suất cao là vấn đề được bàn tới nhiều nhất của kỹ thuật ghép cây. Ghép cây đúng cách thì cam kết với bà con gốc ghép sẽ phát triển bình thường khỏe mạnh. Và đặc biệt nhành cây được ghép cho ra quả, đơm hoa giống như những nhánh khác trên toàn bộ gốc ghép.

Nếu bà con nghĩ ghép cây thì dễ suy cây thì điều này hoàn toàn sai lầm. Ưu điểm của kỹ thuật ghép cây là giúp gốc ghép tăng khă năng chống chịu với điều kiện bất lợi của thời tiết như hạn hán, lũ lụt. Và tác động xấu của sâu bệnh. Ngoài ra, người làm vườn có quyền điều tiết sinh trưởng của cây ghép cho cao hay lùn đi như mong muốn.

Vậy đã rõ kỹ thuật ghép cây là thủ pháp tuyệt vời để ươm giữ những đặc tính tốt , duy trì được những giống cây quý. Ghép cây thành công mang đến cho thị trường cây trồng những cây trái với “mẫu mã” đẹp. Từ đó, mà giá cả được thổi lên do nhu cầu của người dân cao. Cái đau bị ép giá, mất mùa, hay vòng lẩn quẩn làm nông không giàu được cũng dần được xóa bỏ.

Nguyên tắc ghép cây

Ghép cây thì phải trên nguyên tắc phải chuẩn bị dụng cụ ghép cây chuyên dùng gồm có dao, kéo, băng keo , dây nilong mỏng. Ngoài ra, buộc tuân thủ phương pháp ghép được nghiên cứu là chỉ ghép cây cùng họ và mối ghép phải kín thì dinh dưỡng mới tiếp cận nuôi gốc và mắt ghép được. Xem nhẹ các trình tự hướng dẫn thì cây sẽ chết nên bà con cần cực kì lưu tâm.

Kỹ thuật ghép cây trồng hiệu quả nhất

Ghép mắt

Có 2 phương pháp ghép mắt được nghiên cứu, đó là: ghép mắt chữ T và ghép mắt cửa sổ.

Ghép chữ T

Yêu cầu phải thực hiện trên những cây non, vỏ mỏng, gốc ghép phải đang lên nhựa. Cách ghép như sau:

  • Bước 1: Dùng dao rạch một đường ngang 1 cm cắt mặt đất từ 10 -20 cm. Muốn tạo hình chữ T thì rạch thêm một đường dọc xuống theo thân cây dài khoảng 2 cm tại điểm giữa rạch vạch trước.
  • Bước 2: Tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép, tránh làm tổn thương các tế bào của cây
  • Bước 3: Dùng dao dắt vạt hình lưỡi gà từ  dưới lên gồm có vỏ và một lớp gỗ mỏng dày 1,5 cm có mắt ghép kèm theo cuống lá.
Kỹ thuật ghép mắt chữ T
  • Bước 4: Nhẹ tay tách phần gỗ mỏng bên trong của mắt ghép
  • Bước 5: Đặt mắt ghép vào gốc ghép cho tương thích rồi dùng dây quấn chặt lại ở phần trên và phần dưới. Chỉ chừa lại mắt ghép.
  • Bước 6: Tùy theo mùa vụ và giống cây cây mà nhớ sau 15 – 20 ngày thì mở dây buộc ra. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi thì khả năng sống cao.
  • Bước 7: Sau 7 -10 ngày, để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành ghép thì  cắt phần ngọn gốc ghép đi

Ghép mắt cửa sổ

Khác với đối tượng cây trồng ghép mắt chữ T, kĩ thuật ghép mắt cửa sổ chỉ nên áp dụng đối với những cây to, vỏ dày và già. Đây được mệnh danh là kỹ thuật ghép cây cho tỷ lệ sống cao nhất. Các thao tác thực hiện ghép cửa sổ như chỉ dẫn bên dưới:

  • Bước 1: Dùng mũi dao nhọn tách vỏ cây ghép theo hình chữ U giống hình cửa sổ.
  • Bước 2: Đặt mắt ghép nằm gọn trong phần vỏ chữ U và dùng dao cắt 2/3 lớp vỏ của sổ rồi đậy cửa sổ lại. Chú ý không được che mắt ghép.
  • Bước 3: Dùng băng keo ghép cây quấn vòng quanh mắt ghép.
Kỹ thuật ghép mắt cửa sổ
  • Bước 4: Trong vài ngày đầu không nên tưới nước vì có thể làm úng cây và hỏng mắt ghép. Sau 15 – 20 ngày thì mở băng keo ra và cắt bỏ đi 2/3 miếng vỏ tạo hình cửa số.
  • Bước 5: Kiểm tra tỷ lệ sống của cây bằng cách quan sát phần nhựa cây có hàn kín ở vỏ đậy không.
  • Bước 6: Kể từ thời điểm 30 ngày khi mắt ghép nhú chồi non thì cắt ngọn gốc ghép.Vết cắt cách mắt ghép 2 cm và nghiên một góc 450 về phía ngược chiều mắt ghép.

Ghép cành

Trong kỹ thuật ghép cành còn đề cập đến những kỹ thuật cụ thể, gồm có ghép đoạn cành, ghép áp nhánh

Ghép đoạn cành

Có thể ghép đoạn cành theo các kiểu ghép nêm, ghép chẻ bên, ghép dưới vỏ. Chọn những đoạn cành có từ 2 -3 mầm non. Dùng kéo cắt cành gốc ghép sao cho có nhiều vạch màu nâu (còn gọi là bánh tẻ) là tốt nhất. Mẹo để chọn đúng cành này là cành không già mà cũng không non.

Muốn gốc ghép và gốc ghép chồng khít lên nhau thì vể cắt phải nhẵn, phẳng và đường kính của gốc ghép và cành ghép phải tương đương. Bên cạnh đó, sở hữu một con dao bén chuyên dụng cũng là điều cần thiết.

Kỹ thuật ghép cành

Sau đó, tại mối ghép buộc chặt bằng dây nilon mảnh và quấn kín vết ghép và đầu cành ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt. Kể từ 30 – 35 ngày có thể mở dây buôc ra để kiểm tra.

Ghép áp nhánh

Chọn gốc ghép là cây đang sinh trưởng tốt, cây còn lại có những đặc tính muốn nhân giống. Chọn hai nhánh có đường kính bằng nhau. Tiến hành cạo bỏ ở đoạn ghép hai nhánh rồi áp kề nhau. Dùng dây nylon mỏng buộc chặt nơi tiếp xúc. Dấu hiệu để biết vết ghép đã dính hay chưa thì bà con quan sát đoạn trên phình to hơn đoạn dưới chỗ ghép.

Công đoạn tiếp theo là cắt bỏ phần ngọn của cây đóng vai trò là gốc ghép và cắt gốc cành ghép cách chỗ buộc 2 cm. Có thể cắt gốc cành ghép làm 2 lần. Lần đầu cắt ½ đường kính. 5 – 10 ngày sau thì hãy cắt đứt hoàn toàn.

Ghép mô được nuôi cấy in – vitro

Kỹ thuật nuôi cấy in – vitro hay còn gọi là kỹ thuật vi nhân giống. Đây là thuật ngữ chỉ việc nuôi cấy mô nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng. Thực hiện trong ống nghiệm của phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO. Đây là cách nghiên cứu sâu dành cho các nhà khoa học về sinh học làm về gen di truyền.

Các loại cây có thể ghép được

Đã có tuyên bố : “Có thể ghép tất cả các loại cây, chỉ trừ tre trúc và cỏ”. Bất kể loại cây nào từ cây ăn quả, cây cảnh đều có thể sử dụng kỹ thuật ghép cây. Thì bà con nên biết là ghép cây phải chọn lọc. Không cứ vô tội vạ là cứ ghép được. Chồi hoặc nhánh cây ghép phải tương thích, cùng loài hoặc cùng giống thì mới có khả năng ghep được.

Người ta chia ra có 2 cách ghép:

  • Ghép loại cây này với loại cây khác cùng giống: cam với bưởi, chanh với bưởi (cùng loài có múi), cây hoa quỳnh với cây thanh long (giống cây leo)
  • Ghép những cây trong cùng một loài: mít với mít, bơ với bơ, xoài với xoài, táo với táo, mận với mận,..

*** Lưu ý: Cây ghép phải thỏa mãn đang có những đặc tính muốn nhân thì mới cho kết quả như mong đợi.

Thời điểm ghép cây tốt nhất

Bà con nhớ ghép cây phải chọn ngày trời quang, mưa tạnh, có nắng nhẹ. Trong ngày tốt nhất nên tránh thời khắc lúc sáng sớm vì sương đọng nhiều. Nhưng tranh thủ ghép lúc trời mát, sương đã khô, cây đã có đủ lượn nước càn thiết. Từ 7 – 10 h buổi sáng và chiều thì chọn khung giờ từ 15h – 17h là hợp lý.

Ghép trời mưa thì cây dễ bị úng, mối ghép dễ bị tổn thương vì nhiễm trùng mà ghéo không thành công.  Ghép lúc trời nắng gắng thì cây mất nước, bề mặt ghép quá khô khó mà làm chất kết dính tự nhiên cho gốc và mắt ghép. Nếu buộc ghép cây vào mùa hè thì cần che chắn 50 – 70 % ánh sáng và sau vài ngày tưới nước để giữ ẩm cho cây.

Mỗi loại cây sẽ có thời vụ ra hoa kết trái tùy mùa. Nhà vườn nên tính toán thời điểm sinh trưởng có để cây sinh trưởng phát triển ổn định. Ví như thời điểm tốt nhất ghép mai là cuối tháng 3 trở đi, khi cây tích trữ đủ nhựa để nuôi mầm. Cây lan Đại Châu thì nên ghép vào cuối mùa Xuân, tháng 3, tháng 4 sau khi hoa tàn. Cây bười thời điểm bắt đầu ghép từ đầu dịp tháng 4, 5 là có hiệu quả nhất.

Giới thiệu web chuyên tài chính và đầu tư https://traderfin.vn

Hy vọng những thông tin về kỹ thuật ghép cây trồng đã giúp người làm việc thành thạo hơn. Kỹ thuật ghép cây rất đa dạng nên bà con nghiên cứu kĩ bài viết để lựa chọn hình thức ghép cây phù hợp với loại cây đang trồng.

Liên hệ tư vấn miễn phí