Eucalyptus là cây gì? Eucalyptus không đâu xa lạ, nó chính là cây bạch đàn thường được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây bạch đàn có tên khoa học là Eucalyptus và nếu muốn biết thêm những đặc điểm và tác dụng cùng cách chăm sóc cây như thế nào thì hãy cùng HoaCanhQuangVy tìm hiểu ngay bên dưới!
Eucalyptus là cây gì
Eucalyptus là một chi thực vật có hoa Eucalyptus trong họ Đào kim nương. Loài cây này có hơn 700 loài và hầu hết chúng đều có bản địa tại Australia. Cây Eucalyptus thuộc loài lấy gỗ lớn có thể cao tới 100m với thân thẳng và phần lá mọc ra từ các nhánh cây sẽ nằm gần phía ngọn cây.
Hiện nay người dùng trồng cây Eucalyptus thường có mục đích bảo vệ môi trường sinh thái rừng và núi, cây thích hợp với thời tiết nóng và nhiệt đới nên xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Lá Eucalyptus có màu xanh tuy nhiên màu xanh này có khuynh hướng hơi rừng rậm (hơi hướng xanh lam) và mặt lá hơi sạm, nhám – lá được mọc đối xứng nhau trên cành. Còn về phần hoa thì hoa bạch đàn thường rất nhỏ và có màu trắng hoặc có thể là màu vàng, hoa được mọc thành chùm ở đầu cành cây.
Eucalyptus có phải là cây Bạch đàn, khuynh diệp không?
Eucalyptus thực chất nó là cây Bạch đàn, khuynh diệp – đây là tên gọi khác của cây Eucalyptus. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 700 loài cây Bạch đàn (Eucalyptus) và phần đông trong chúng có mặt tại nước Úc và số còn lại được tìm thấy tại một số vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan cùng với New Guinea và Indonesia.
Hiện nay tại nước ta, cây bạch đàn (Eucalyptus) được trồng rất nhiều nơi với khả năng thích nghi tốt với các môi trường đa dạng như: hạn hán, ngập úng hoặc đất nghèo dinh dưỡng, …vv. Tại Việt Nam, cây Eucalyptus xuất hiện nhiều nhất tại các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên giúp người trồng mang lại nhiều giá trị kinh tế và môi trường và còn được xếp vào danh sách các loại cây bóng mát to lớn.
Đặc điểm của cây Eucalyptus
Cây Eucalyptus có những đặc điểm riêng có thể kể đến như:
- Eucalyptus là loài cây thân gỗ thường mọc thành bụi hoặc phát triển thành 1 cây gỗ cao to (có thể đến 100 mét)
- Cây rất dễ trồng tại nhà – không cần chăm sóc kỹ và cây có thể chịu được môi trường hạn hán hoặc ngập úng hay bất kể đất có nghèo dinh dưỡng đi nữa
- Lá của cây Eucalyptus có hình thon dài hoặc hình tròn – hoa có màu trắng, hồng hoặc vàng mọc đầu cành
- Cây Eucalyptus có quả nang có rất nhiều hạt
- Cây Eucalyptus có thể sản xuất ra tinh dầu để dùng trong y học, mỹ phẩm, …vv
Nguồn gốc và ý nghĩa của cây Eucalyptus (Khuynh diệp)
Nguồn gốc của cây Eucalyptus là từ nước ÚC, tại Úc cây Eucalyptus được biết đến là một loại cây phổ biến nhất và nó cũng được trồng tại nhiều quốc gia – có cả Việt Nam. Cây Eucalyptus là một loài cây có nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên cây Eucalyptus có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào từng vùng miền của từng đất nước – nhưng ý nghĩa chung mà cây Eucalyptus mang lại sẽ đại diện cho sức mạnh và kiêng cường vì tập tính của cây có khả năng thích ứng cao vì cây chịu được môi trường hạn hán hoặc ngập úng hoặc cả việc đất nghèo dinh dưỡng, …vv vì thế mà loại cây này được xem là biểu tượng của sức mạnh và sự kiêng cường.
Ngoài ra lá của cây Eucalyptus có thể sản xuất tinh dầu giúp thư giãn giảm stresss nên loại cây này còn mang lại ý nghĩa trong lành và tươi mới giúp chữa lành tâm hồn, …vv. Tại một số nước châu âu thì cây Eucalyptus còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có – họ thường trồng cây này trong nhà để mang lại may mắn – sung túc.
Các loại cây Eucalyptus hiện nay
Hiện nay loại cây Eucalyptus (Bạch đàn/ khuynh diệp) có hơn 700 loài trên thế giới. Tuy nhiên để tìm hiểu về một số loại cây Eucalyptus phổ biến nhất nước ta hiện nay thì hãy tìm hiểu ngay bên dưới!
Cây eucalyptus globulus (Bạch đàn lá rộng)
Cây eucalyptus globulus (Bạch đàn lá rộng) là loại cây thường xanh có chiều cao trung bình tầm 55 mét và chiều cao tối đa tầm 91m. Đặc điểm nhận dạng loại cây eucalyptus globulus này là chúng có thân cây cao lên đến 90m và thẳng – có lá thuôn và dài với màu xanh xám mọc đối xứng nhau.
Cây eucalyptus globulus có hoa màu trắng và thường mọc thành chùm với quả nang có hình cầu màu xanh xám (quả rất nhỏ). Hiện nay cây đã được trồng rộng rãi tại Việt Nam, tuy nhiên trước đây cây được phát hiện ở miền đông nam Australia.
>>> Tìm hiểu thêm: Philodendron là cây gì Cách trồng và chăm sóc
Cây eucalyptus radiata (Bạch đàn lá hẹp)
Cây eucalyptus radiata (Bạch đàn lá hẹp) cũng là một cây được trồng rộng rãi tại Việt Nam hiện nay. Cây thường mọc tại các vùng đất thấp/ trung bình – tuy nhiên không phải vì thế mà cây không có mặt tại các vùng núi cao.
Đặc trưng của loài Cây Bạch đàn lá hẹp là phiến lá có diện tích hẹp với mùi thơm rất nhẹ rất quen thuộc thường được tìm thấy ở các loại tinh dầu khuynh diệp. Loại tinh dầu khuynh diệp Bạch đàn eucalyptus radiata thường được sản xuất cho các đối tượng trẻ em và những đối tượng nhạy cảm với mùi hương nồng (người nhạy cảm có khi còn dùng nó pha loãng khi dùng)
Các thành phần hóa học chính của tinh dầu bạch đàn lá hẹp bao gồm:
- Eucalyptol (80-90%) giúp kháng khuẩn, chống viêm, long đờm, giảm ho.
- Linalool (5-10%) có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thư giãn, giảm căng thẳng.
- Citral (0-5%)cũng giúp kháng khuẩn, chống viêm, kích thích tiêu hóa.
Tinh dầu bạch đàn lá hẹp ngoài việc có thể chữa trị các bệnh về hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quanrn hay chống viêm thì nó còn có khả năng chữa trị nhiều bệnh ngoài da như: kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa khi điều trị các bệnh mụn trứng cá, viêm da, ghẻ ngứa, … vvv
Tinh dầu bạch đàn lá hẹp còn có tác dụng giảm đau, giảm viêm, rất hiệu quả trong điều trị các bệnh đau nhức như đau đầu, đau cơ, đau khớp,… vv và tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cây eucalyptus citriodora (Bạch đàn chanh/ Lemon Eucalyptus)
Cây eucalyptus citriodora (Bạch đàn chanh/ Lemon Eucalyptus)) là một loài thực vật có tên tiếng Anh là lemon-scented gum. Bạch đàn chanh là tên gọi của cây eucalyptus citriodora tại việt Nam. Đặc điểm nhận dạng của cây này là có thân gỗ, cây trưởng thành sẽ cao từ 50 mét trở lại và đường kính của thân cây có thể to đến 1,2m.
Thân cây thẳng nhưng phân cành thì sẽ thấp và tán là thưa – màu của vỏ cây là màu xám và chúng hay tróc ra từng mảnh. Lá của cây bạch đàn chanh có hình thuôn dài từ 5-10cm nhọn ở phần đầu và hay mọc so le, màu của lá là màu lục nhạt – nếu vo lá nát thì sẽ ngửi được mùi thơm của chanh.
Cây eucalyptus citriodora (Bạch đàn chanh/ Lemon Eucalyptus) chứa hai loại chất rất hay được áp dụng trong ngành sản xuất nước hoa và mỹ phẩm đó là citronellal và geraniol. Loại tinh dầu được sản xuất từ cây bạch đàn chanh sẽ giúp người dùng cải thiện tinh thần và giảm chứng mất ngủ, ngoài ra nó còn có thể làm tinh dầu đuổi muỗi, kiến, côn trùng có hại, …vv.
Eucalyptus globulus var. cinerea (Cây bạch đàn bạc)
Cây bạch đàn bạc với tên gọi tiếng anh là cây Eucalyptus globulus var. cinerea, cây này thường được áp dụng trong việc điều trị bệnh và chăm sóc da qua tinh dầu được chiết xuất từ lá khô với hương thơm ngọt ngào.
Ngoài ra Eucalyptus globulus var. cinerea còn có tác dụng trong nha khoa với các sản phẩm nước súc miệng khử mùi, kháng khuẩn, …vv. Ngoài ra cây còn được áp dụng trong sản xuất nước hoa và mỹ phẩm bởi mùi hương thơm của nó.
Cách để nhận biết được loại cây Eucalyptus globulus var. cinerea (bạch đàn bạc) thì mọi người có thể thấy cây có thân thẳng và bỏ xám bạc – sở hữu chiều cao tầm 50 mét. Cây bạch đàn bạc có hoa màu trắng và mọc thành chùm với nhiều lợi ích như: giảm ô nhiễm môi trường, trồng rừng tái tạo đất, sản xuất giấy, dùng trong xây dựng, có tác dụng dược lý, …vv
Eucalyptus camaldulensis (Cây bạch đàn đỏ)
Eucalyptus camaldulensis, hay còn gọi là cây bạch đàn đỏ. Đây là một loài cây thuộc chi Bạch đàn Eucalyptus, cây thuộc dạng thân gỗ và có thể cao tầm 45 mét, thân cây màu trắng/ kem vàng/ hồng hoặc cũng có khi biến thành màu nâu. Cây bạch đàn đỏ cho gỗ cứng có thể dùng gỗ này trong xây dựng, sản xuất giấy, đóng tàu hoặc làm đồ nội thất, …vv
Bạch đàn đỏ (Eucalyptus camaldulensis) được trồng nhiều nhất ở các nơi như: Châu Phi, Châu Mỹ, và Châu Á. Nó được trồng để lấy gỗ, lấy dầu, và làm cảnh. Loại cây này còn có thể làm thức ăn cho các loài động vật thú có túi hoặc bò, chim, …vv.
Bạch đang đỏ còn có tác dụng bảo vệ đất khỏi xói mòn, cây có khả năng chịu hạn rất tốt. Nếu người trồng chặt ngan thân cây thì cây còn có khả năng tái sinh bằng cách mọc các nhanh cây phát triển từ gốc hoặc trên thân.
Eucalyptus grandis (Cây bạch đàn hồng)
Eucalyptus grandis có thể được gọi là bạch đàn lớn, bạch đàn hồng, bạch đàn nước hoặc bạch đàn sông, cây này được tìm thấy tại những vùng ven biển và các dãy núi cận duyên hải từ Newcastle ở New South Wales phía Bắc đến phía tây của Daintree ở Queensland.
Đặc điểm của loại cây Eucalyptus grandis (Cây bạch đàn hồng) là thích sống trên vùng đất bằng phẳng và dốc thấp hoặc môi trường ẩm ướt như rừng nhiệt đới. Cây có chiều cao tầm 50 mét và không quá 80 mét, lá cây hình kim dài và tròn phần đầu nhưng nhọn ở phần đuôi (dài tầm 5-10cm). Hoa có màu trắng và nở vào mùa xuân
Cây Eucalyptus grandis vừa giá trị kinh tế cao vì gỗ của cây có thể áp dụng được rất nhiều trong sản xuất đóng tàu thuyền hoặc đồ nội thất. Ngoài ra cây cũng được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất nước hoa, mỹ phẩm hoặc thuốc, …vv
Eucalyptus macarthurii (Cây bạch đàn macarthur)
Cây bạch đàn macarthur có tên tiếng anh là cây Eucalyptus macarthurii, loại cây này thường trồng để lấy gỗ và thanh lọc không khí, …vv. Cây Eucalyptus macarthurii có chiều cao tầm 40 mét và cây còn có khả năng tái sinh nếu bị cháy nhờ cào cục củ của cây ở gốc nên được trồng ở rất nhiều ở núi rừng.
Cây Eucalyptus macarthurii (bạch đàn macarthur) thường sẽ mọc ở các khu vực đầm lầy hoặc ngập nước với hoa màu trắng hoặc màu kem và hoa thường sẽ nở vào mùa xuân. Có thể rất nhiều người sẽ chưa biết đến tin tức cây macarthur đang được vào danh sách ở Úc và New South Wales về độ quý và đang nguy cấp bởi do mất môi trường sống và khai thác quá mức.
Siliver Dollar Eucalyptus (Khuynh diệp lá táo)
Cây khuynh diệp lá táo hay còn có tên tiếng anh là cây Siliver Dollar Eucalyptus, loại cây này rất hay được trồng làm cảnh trong nhà hoặc ngoài vườn. Vẻ đẹp của cây nằm ở phần lá, với phần lá tròn và được phủ lớp phần màu bạc ở phần dưới lá óng ánh cứ như những đồng xu được nối liền nhau.
Sở dĩ cây Siliver Dollar Eucalyptus có tên gọi là cây Khuynh diệp táo là cũng bởi lá của nó giống với quả táo, lá của cây cũng có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. Cây có vẻ đẹp trang nhã nên sẽ làm cho không gian sống thêm sang trọng và tươi mát hơn, cây cũng có thể dùng làm 1 trong các loại hoa khô nhằm trang trí nhà cửa, hoa cưới, hoa giỏ, …vv
Tuy cây có thân gỗ nhưng thân rất nhỏ, chiều cao của cây cũng chỉ tầm 10 mét là tối đa. Cây khuynh diệp lá táo là loại cây ưa thích ánh sáng và chịu hạn tốt. Cây Siliver Dollar Eucalyptus có khả năng chịu được nhiệt độ cao và có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên đất trồng cần thoát nước tốt.
Cây eucalyptus deglupta (Bạch đàn cầu vồng)
Bạch đàn cầu vồng hay còn gọi là cây eucalyptus deglupta là một loài cây không dễ gì tìm thấy được tại Việt Nam và cây này có nhiều ở các vùng bản địa của Philippines, Indonesia và Papua New Guinea. Cây eucalyptus deglupta nổi tiếng với lớp vỏ nhiều màu sắc của nó, có thể thay đổi từ xanh lá cây sang xanh lam, tím, cam và nâu nên được gọi là bạch đàn cầu vồng.
Đối với loại bạch đàn cầu vồng trưởng thành thì chiều cao của nó có thể lên đến 75 mét với thân cây thẳng và có là thon dài màu xanh lục. Phần vỏ của cây eucalyptus deglupta sẽ mang màu cầu vồng và dễ bong nên khi bóng ra thì bên dưới sẽ có màu xanh lam và dần dẫn sẽ thành màu tím, cam hoặc nâu khi già đi.
Cây Eucalyptus có tác dụng gì? Lợi ích gì?
Tác dụng của cây Eucalyptus trong thảo dược
Những lợi ích mà cây Eucalyptus mang lại trong thảo dược có thể kể đến như:
- Tác dụng chống muỗi và các côn trùng có hại là tác dụng của cây Eucalyptus được rất nhiều người biết đến trong thảo dược
- Lá bạch đàn có chứa tinh dầu – đây là các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm nhằm diệt vi khuẩn, virus và nấm gây nhiễm trùng và có thể giúp giảm viêm.
- Tinh dầu bạch đàn có tác dụng làm loãng đờm và kích thích ho, hỗ trợ tống đờm ra ngoài – Giúp điều trị các bệnh ho, viêm phế quản, hen suyễn, …vv
- Eucalyptus là một loại cây có tác dụng giảm đau và chống co thắt nên nó được áp dụng trong thảo dược đối với các trường hợp đau bụng, đau cơ, đau khớp, …vv
- Tinh dầu bạch đàn còn có tác dụng thư giãn, làm dịu thần kinh, giúp ngủ ngon.
Ngoài các tác dụng của cây Eucalyptus trên thì cây kha cúc cũng có tác dụng tương tự loại cây này trong đông y, bạn có thể tìm hiểu thêm về cây kha cúc ngay đây!
Cách sử dụng Eucalyptus globulus leaf oil (Tinh đầu bạch đàn)
Việc sử dụng Eucalyptus globulus leaf oil (tinh đầu bạch đàn) cần phải sử dụng đúng với những gì bác sĩ khuyên dặn. Cách sử dụng như sau:
- Nếu trường hợp xông hơi thì hãy => Cho vài giọt tinh dầu bạch đàn vào máy xông hơi/ xông tinh đàu nhằm giảm ho/ hen suyễn và viêm phế quản
- Trong trường hợp sử dụng Eucalyptus globulus leaf oil (Tinh đầu bạch đàn) để massage thì hãy => Pha loãng tinh dầu bạch đàn với dầu nền (dầu dừa, dầu oliu), massage lên vùng đau nhức để giảm đau, chống co thắt.
- Nếu muốn thoa Tinh đầu bạch đàn trực tiếp lên da thì hãy => Dùng một lượng nhỏ tinh dầu bạch đàn lên da để giảm ho, viêm phế quản, hen suyễn. Tuy nhiên, không nên bôi trực tiếp tinh dầu bạch đàn lên da trẻ em dưới 6 tuổi.
- Trong trường hợp sử dụng Tinh đầu bạch đàn khi nấu ăn thì hãy => Thêm vài giọt tinh dầu bạch đàn vào đồ ăn để gia tăng hương vị và chống viêm/ kháng khuẩn.
Sử dụng cây thảo dược Eucalyptus có tác dụng phụ không?
Sử dụng cây thảo dược Eucalyptus có thể gây nên các tác dụng phụ nếu mọi người sử dụng sai cách hoặc không hợp da nên kích ứng da/ người có da nhạy cảm. Đã có một số trường hợp sử dụng cây thảo dược Eucalyptus và bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ bao gồm: nôn ói, đau bụng, phế quản bị co thắt, tím tái, mê sản, co giật, chóng mặt, …vv
Vậy nên để có thể biết được bản thân mình có bị tác dụng phụ nếu sử dụng cây thảo dược Eucalyptus hay không thì tốt nhất nên test thử lên 1 vùng da nhỏ ở cánh tay. Trường hợp bôi trực tiếp lên da thì tốt nhất hãy pha loãng với dầu nền hoặc nước ấm trước khi sử dụng.
Nếu gặp phải các tác dụng phụ bên trên thì hãy ngưng sử dụng thảo dược Eucalyptus ngay, cần phải đến bác sĩ nếu tác dụng phụ diễn ra quá lâu nhưng không khỏi.
Các lưu ý khi sử dụng cây thảo dược Eucalyptus
Khi sử dụng cây Eucalyptus làm thảo dược hoặc các sản phẩm thảo dược được sản xuất bằng Eucalyptus thì mọi người cần phải nhớ các vấn đề sau:
- Cây Eucalyptus thường được sản xuất thành dầu khuynh diệp – không nên dùng dầu này cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Đối với các đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không nên dùng các chế phẩm từ cây thảo dược Eucalyptus
- Không sử dụng dầu khuynh diệp cho những người bị dị ứng với khuynh diệp hoặc các loại tinh dầu khác.
- Người bị bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý về đường hô hấp khác tuyệt đối không dùng tinh dầu Eucalyptus.
- Dầu khuynh diệp không được sử dụng cho những người đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc hạ đường huyết hoặc thuốc chống trầm cảm.
Cách trồng & chăm sóc cây Eucalyptus
Hướng dẫn trồng cây Eucalyptus (khuynh diệp)
Cây khuynh diệp là một loại cây thân gỗ, lá màu xanh bạc, tán lá rộng với tác dụng lọc không khí và làm mát không gian. Vậy nên cây khuynh diệp có thể trồng trong vườn, sân thượng hoặc trong nhà rất đơn giản, cây còn có thể chịu hạn, chịu ngập úng và chịu đất nghèo dinh dưỡng nên việc chăm sóc cũng khá đơn giản sau khi trồng. Cách trồng như sau:
Bước 1:Cây khuynh diệp ưa đất tơi xốp nên hãy chuẩn bị đất trồng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.
(Trộn đất thịt, đất phù sa, xơ dừa, vỏ đậu, bánh dầu để làm ra một chậu đất trồng phù hợp cho cây khuynh diệp là một ý tưởng không tồi)
Bước 2: Chọn vị trí trồng cây ở nơi có nắng hoặc bóng râm nhẹ, tránh nơi nắng gắt vì nó có thể làm cháy cây
- Trường hợp trồng cây trong vườn thì hãy chọn vị trí có nhiều ánh nắng mặt trời
- Nếu trồng cây trong nhà thì nên đặt cây ở gần cửa sổ có ánh nắng chiếu vào
Bước 3: Tiến hành trồng cây bằng cách đào hố trồng có kích thước rộng gấp 2 lần đường kính bầu cây và sâu gấp 1,5 lần chiều cao của bầu cây. => Cho đất trồng đã chuẩn bị vào hố, lấp đất đến khoảng 2/3 chiều cao của bầu cây
Bước 4: Đặt cây vào hố và lấp đất cho đến khi đất ngang mặt bầu cây => Nhấn nhẹ đất xung quanh gốc cây để cố định cây sau đó tưới nước cho cây ngay sau khi trồng nhưng không nên tưới nước quá nhiều cho cây, vì có thể gây úng rễ.
Kinh nghiệm chăm sóc cây Eucalyptus hiệu quả
Cây khuynh diệp không cần chăm sóc quá cầu kỳ vì cây có thể chịu hạn, chịu ngập úng và chịu đất nghèo dinh dưỡng nên việc chăm sóc cũng khá đơn giản sau khi trồng. Cây chỉ cần người trồng chú ý:
- Tưới nước cho cây 1-2 lần/tuần tùy vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất.
- Sử dụng phân NPK, phân hữu cơ hoặc phân vi sinh để bón cho cây khuynh diệp 2 lần/tháng, vào mùa xuân hoặc mùa hè
- Khi trồng làm cảnh thì hãy cắt tỉa cành lá cho cây khuynh diệp thường xuyên để cây có hình dáng đẹp và phát triển tốt và phòng trừ sâu bệnh.
Hy vọng các thông tin bên trên sẽ giúp mọi người giải đáp rõ được thắc mắc về Eucalyptus là cây gì? Đặc điểm, Tác dụng và Cách chăm sóc. Mọi người nên nhớ Eucalyptus (cây bạch đàng) sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế hãy cẩn thận khi sử dụng loại cây này trong đời sống để tránh những trường hợp gây hại đến sức khỏe.
Xem thêm:
- Alocasia là cây gì Ý nghĩa phong thủy cách trồng và chăm sóc
- Rhubarb là cây gì Lợi ích sức khỏe và cách sử dụng
- Trồng cây gì được đền bù cao nhất Giá đền bù đất trồng cây lâu năm