Khi bứng ngãn loại cổ tổ điều quan trọng nhất đó là mọi người cần giữ lại được những nét đẹp và độc đáo ở thân và rễ nên cần nắm rõ kỹ thuật bứng cây nhãn dưới đây mà Hoacanhquangvy.com hướng dẫn để đảm bảo cây sau khi bứng trồng sẽ nhanh bén rễ, lên mầm cũng như dễ uốn nắn tạo hình bonsai.

Như thế nào là cây nhãn cảnh, nhãn bonsai

Mọi người đã quá quen thuộc với cây nhãn là một giống cây ăn quả mà ai cũng biết nhưng làm thế nào để biến một cây ăn quả thành một kiệt tác để làm cảnh thì không phải ai cũng làm được. Vậy nên với một cây nhãn để làm cảnh bên tôi quan điểm nó đảm bảo các yếu tố sau:

Cổ : Yếu tố đánh giá về thời gian, cây càng có giá trị về thời gian thì được đánh giá là cây cổ vậy nên trước hết cây có bề dày thời gian là tiêu chí đầu tiền để chọn lựa cây cảnh. Tâm lý của những người chơi cây cảnh, đam mêm cây thì đa phần đều ưa thích những cây nhãn càng lớn tuổi càng tốt.

Kỳ: ở đây đó chính là kỳ lạ, kỳ thú yếu tố này tác động từ 2 phía. Thứ nhất khi đi mua gốc nhãn cảnh để làm bonsai thì bản thân cây đó cần có dáng độc lạ hay có gì đó độc đáo và thứ hai đó chính là sự chăm sóc, uốn nắn của người cắt tỉa tạo nên hình dáng cây sau khi mua về, tạo nên từ việc kỳ công của người thợ.

Mỹ: Yếu tố này cực kỳ quan trọng , đã là cây cảnh thì bắt buộc phải đẹp. Cây nhãn mà bạn chọn làm cảnh phải đảm bảo rằng cây đem lại ánh nhìn thẩm mỹ chó người khác, cho bản thân bạn. Với một cây bình thường thì gọi gì là cay cảnh mà là cây ăn quả thôi, vậy nên hãy quan tâm khi mua cây nhãn cảnh.

Cach-bung-cay-nhan-canh-nhan-bonsai-loại-co-to
Cây nhãn Bonsai

Văn: Văn ở đây chính là nét đẹp ý nghĩa là sự nhân văn của cây. Bình thường nhãn chỉ đơn thuần là cây ăn quả mà thôi nhưng sau khi qua tay của những nghệ nhân chăm sóc thì đó chính là nghệ thuật. Giá trị này không thể đong đếm được mà nó mang về mặt tinh thần, cảm nhận của mỗi cá nhân.

Trồng cây nhãn cảnh có khó không

Trồng nhãn ăn quả thì dễ nhưng trồng nhãn cảnh không phải ai cũng làm được, với những cây nhãn cảnh cổ tổ thì cần sự chăm sóc rất tỷ mỹ và kỳ công của người trồng. Bên cạnh sự chăm sóc thì yếu tố quan trọng nhất đó là trồng sao cho có nghệ thuật mới khó. Bạn phải hình dung được cây nhãn mình trồng có hình dáng như thế nào, hình dáng của nó như thế nào mới tạo nên nét đẹp riêng có

Với những người lần đầu chơi cây cảnh hay không có kinh nghiệm về uốn nắn thì nên chọn cách mua cây nhãn bonsai sẵn. Cây nhãn đã được người ta uốn nắn, cắt tỉa và tạo hình dáng riêng để về dễ chăm sóc hơn so với cây bứng về trồng.

Không phải ai cũng có thể uốn nắn tạo hình cây cảnh được, chỉ có những nghệ nhân già cỗi trong nghề này mới có khả năng nhìn ra những nét đẹp riêng có của cây ngay khi cây chưa được bứng xuống. Vậy nên trồng cây nhãn cảnh cũng khá khó, tuy là cây dễ mộc dễ chăm sóc nhưng để làm bonsai thì cần rất nhiều yếu tố khác.

Báo giá phôi cây nhãn cảnh cổ thụ: Bán cây nhãn cổ thụ

Kỹ thuật bứng cây nhãn

Để tạo nên một cây nhãn bonsai chất – độc đáo – đẹp thì trước hết mọi người nên nắm rõ cách bứng để đảm bảo sau khi trồng cây được sống tốt, nhanh bén rễ lên mầm và sai quả.

Dụng cụ bứng

  • Chuẩn bị cuốc, xẻng
  • Rùi loại lớn
  • Rựa, dao lớn loại to và sắc
  • Bao tải hoặc thùng cotton để bao bầu rễ sau khi bứng lên

Cắt tỉa cảnh và lá

Sau khi chuẩn bị dụng cụ xong, bước đầu tiên mọi người nên căt tỉa bớt cành và lá để cho cây không vướng và tránh hút hết nước của rễ cây sau khi bứng. Nhứng cành lớn nên cắt tỉa. Tốt nhất là cưa phần trên của cây, để loại thân từ rễ lên khoảng 1 – 1,5 mét là được. Nếu cây có nhiều nhánh thì cũng thực hiện y như vậy đối với các nhánh khác.

Tiến hành đào, bứng cây nhãn

Mọi người tiến hành đào bứng phải xem xét độ dài của rễ về bề ngang để tránh đào quá gần làm đứt rễ. Đối với cây bonsai người ta rất coi trọng bộ rễ vì nó là điểm nhấn cho cây sau này, góp phần tạo nên hình dáng cho cây cảnh.

  • Tạo bầu đấy quanh rễ, sau đó tiến hàng đào từ ngoài vào trong để cho từng chiếc rễ của cây được giữ nguyên với chiều dài thích hợp.
  • Khi chặt rễ cây nên dùng dao hoặc rựa sắc để chặt để rễ không bị bầm dập để lại nhiều nhát chặt khiến khi trồng rễ dễ bị thối.
Cach-bung-cay-nhan-canh-nhan-bonsai-loại-co-to
Cách bứng cây nhãn
  • Sau khi đào được độ dài của rễ về bề ngang tiến hành đèo sâu xuống và tính toán thích hợp đi sâu vào để cắt đứt ở phí dưới. Lưu ý khi đào theo chiều sâu đi dần vào trong không để cho các lông hút – rễ chùm, rễ nhỏ của cây bị đứt bởi vì đây là loại rễ quan trọng cho cây sau khi trồng lại.
  • Sau đó dùng xe kéo hay xe múc lấy dứt điểm cây ra khỏi đất.
  • Tiếp đến là để di chuyển cây đi đường dài mọi người cần bọc rễ lại để cho rễ không bị khô và không bị mất nước.
  • Sau khi bứng lên nên để cây trong im mát, không có ảnh nắng trực tiếp
fucoidan-button-1-04

ĐC: Nguyễn Văn Vĩnh, Đà Nẵng (xem bản đồ)

fucoidan-button-1-04

Liên hệ tư vấn miễn phí

Với những kỹ thuật bứng cây nhãn cảnh để làm cảnh, cây nhãn bonsai mà tôi đã chia sẻ trên đây hy vọng mọi người có thể nắm bắt được cách thức bứng sao cho nhanh và có khả năng sống sót cao nhất.

Xem thêm: