Cây Lê Ki Ma hay còn gọi là cây trứng gà vì màu sắc và mùi vị của nó khi chín giống hệt như lòng đỏ trứng luộc chín. Cây Lê Ki Ma có thân hơi nhỏ nhưng cành lại to, lá nhiều, mọc ở đầu cành, hoa nhỏ có cuống dài và nỏ, mọc đơn trên các kẽ lá. Quả hình quả trứng màu nâu hung nhưng khi chín lại có màu vàng như lòng đỏ trứng luộc chín. Quả có thể ăn trực tiếp hoặc có thể chế biến làm mứt hoặc có thể thay thế được bữa chính tạm thời nếu thiếu lương thực. Và cây Lê Ki Ma gắn liền với tên bài hát mang tên người anh hùng Võ Thị Sáu.
Tên gọi: Lekima
Tên gọi khác: Trứng gà, cây u ma, cây u mơ.
Tên khoa học: Pouteria lucuma
Họ: Hồng xiêm Sapotaceae
Tên gọi khác: Cây trứng gà, cây u ma, cây lòng trứng
Thông tin về cây Lê Ki Ma
Đây là gốc cây Lê Ki Ma hiện nay được trồng ở nhà vườn Hoa cảnh Quang Vỹ với những thông tin như sau để mọi người có thể tham khảo:
Tuổi cây: hơn 20 tuổi
Chiều cao thân: 5 mét
Nhánh cây: nhiều nhánh cho nhiều lá xum xuê.
Mục đích trồng: Trồng cảnh hoặc trồng cây ăn quả, cây che bóng mát nhưng thiên về trồng bonsai hoặc trồng cảnh.
Ưu điểm sản phẩm:
Mặc dầu ít tuổi so với những cây cổ thụ khác nhưng cây trứng gà này cho nhiều cành lá xum xuê rất thích hợp với nhà vườn tạo bóng mát.
Chiều cao thân tùy chọn nếu gia chủ muốn. Tuy nhiên thân cây to gia chủ nên để chọn chiều dài thân vừa phải để tránh các hiện tượng mua gió, bão lụt của thiên nhiên. Khi trồng chỉ cần chăm sóc kỹ lưỡng sẽ cho nhiều cành vừa tầm mà cho nhiều bóng mát như ý muốn.
Gốc to, có rể bám sâu vào lòng đất, rất dễ trồng trong hố hoặc chậu cảnh tùy thuộc ước muốn của chủ nhân mới.
Có thể trồng thành cây ăn quả, cây che bóng mát, bản thân trước đó là cây ăn quả lâu năm, rất sai quả và không sâu bệnh nên người mua hoàn toàn có thể trồng để làm cây ăn quả và thêm che mát cho khuôn viên nhà bạn.
Cây nhanh bén rễ, không sâu bệnh, dễ trồng và dễ chăm sóc. Đặc biệt thịch hợp với mọi loại đất, mọi khí hậu thời tiết ở Việt Nam.
Công năng cây Lê Ki Ma
Cây bóng mát
Cây ăn quả
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của quả Lê Ki Ma
Quả Lê Ki Ma có hàm lượng dinh dưỡng cao vitamin B3, sắt, chất xơ, beta-caroiten giúp tăng hồng cầu, kích thích hoạt động thần kinh, giảm cholesterol và triglecirid, ngăn các bệnh tim mạch, béo phì và còn giúp tăng thị lực,…
Quả Lê Ki Ma có thể ăn tươi hoặc làm mứt, làm bánh, kem, yaourt,… hoặc có thể làm thành bột để sử dụng dần trong một năm.
Hạt Lê Ki Ma rang lên để xay với hạt cacao để làm socola
Làm lành vết thương, giúp khử độc gan
Khả năng chống lão hóa và tái tạo da cao
Đối tượng sử dụng
Nhà vườn, hộ cá nhân có nhu cầu che mát, cây ăn quả.
Khu du lịch
Khu biệt thự
Vị trí trồng
Quanh vườn, trước nhà, sau vườn, vỉa hè lề đường
Đặc điểm hình thái
Cây trứng gà thuộc loại cây thân gỗ như nhỏ, cây nhiều cành, chắc khỏe
Cây cho lá xum xuê để che mát, lá nhẵn và dày, có hình mũi mác, màu xanh đậm dài khoảng 5 – 15 cm.
Hoa Lê Ki Ma mọc ra từ nách lá và mọc đơn và có thể ra quanh năm, hoa có màu vàng xanh xanh.
Quả có hình quả trứng, màu nâu hung nhưng khi chín có màu vàng như lòng đỏ trứng luộc, ăn ngọt, bùi. Quả Lê Ki Ma thường chín vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 âm lịch.
Kỹ thuật trồng gốc cây Lê Ki Ma
Để trồng cây Lê Ki Ma nhanh bén rễ và ra lá mọi người tuân thủ các bước kỹ thuật trồng sau:
Bước 1: Chuẩn bị hố đất trồng
Mọi người có dự định trồng ở đâu thì đào ở đó nhưng nên lựa chọn những vị trí tốt, đất đai tươi xốp, có độ ẩm tốt và không có quá nhiều cây cối xung quanh.
Đào số với độ rộng và chiều sâu tương ứng với rễ
Chuẩn bị đất hoai mục để đổ vào hố trồng
Bước 2: Trồng cây
Đổ đất hoai mục vào khoảng 2/5 hố sau đó để cây ngay ngắn vào chính giữa và dùng đất hoai mục tiếp tục đổ vào sau đó để đất đào lên xuống nén chặt lại để giữ cho gốc vững chắc
Với cây này mọi người có thể không cành làm hàng rào hay chống đỡ vì gốc khá lớn và thấp nên không cần thiết.
Có thể lấy bao tải hoặc bao ni-lông buộc chặt phần thân bị cắt để không bị thoát ẩm và khô
Thời gian đầu mọi người nên tránh để cho cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp
Khi trồng xuống đảm bảo tất cả các rễ đều được chôn trong đất
Cách Chăm sóc cây Lê Ki Ma
Tưới nước thường xuyên cho thân và gốc nhưng không nên tưới làm xói gốc cây khiến rễ bị lộ ra ngoài. Tưới nước 3 -5 lần/ tuần nếu trời không quá nắng, khi tưới thì cho lượng vừa đủ không tưới quá nhiều làm đất nhão gây thối rễ. Hoặc có thể tưới đều đặn mỗi ngày nếu trời quá nắng để tránh trường hợp cây thiếu nước dẫn đến héo khô.
Thời gian đầu khi cây chưa ra mầm không nên bón phân dù là phân hữu cơ hay phân hóa học.
Khi cây bắt đầy ra mầm hạn chế tưới nước, đặc biệt tưới vào mầm lá và cành khiến mầm bị gãy.
Bón phân nên chọn vào những ngày mưa hoặc pha vào nước để tưới không bón trực tiếp vào gốc. Đối với phân hữu cơ nên đào quanh để bón.
Trời nắng gắt có thể dùng rơm rạ hoặc lá cây khô để đắp lên phần gốc để cây không bị mất nước.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.