Trong nghệ thuật bonsai, cây cảnh thì Cổ Kỳ Mỹ Văn là tiêu chí đánh giá mà ai cũng nên tìm hiểu; cổ là lâu năm, kỳ là kỳ lạ, mỹ là đẹp và văn là nhân văn. Nhưng liệu rằng Cổ Kỳ Mỹ Văn trong nghệ thuật cây cảnh chỉ dừng lại ở những tiêu chỉ đó hay không, hay đằng sau đó còn thêm nhiều cách hiểu khác nữa. Và tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố này mọi người có thể xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hoacanhquangvy.com

Tiêu chí đánh giá cây cảnh, bonsai trong nghệ thuật cây cảnh

Bonsai hay còn gọi là Bồn Tài là tên dùng để chỉ nghệ thuật trồng cây trong chậu, bắt nguồn từ xứ xở Phù Tang của Trung Hoa. Bồn tài theo nghĩa Hán – Việt là ” Cây con trồng trong chậu” còn phân tích từ Bonsai thì o. Trước đây thì chỉ đơn giản là xây dựng một sân vườn cây cảnh nhưng dần trở thành một bộ môn nghệ thuật.

Hiện tại bạn đam mê cây cảnh, bạn săn đón những mẫu cây bonsai đẹp nhất nhưng bạn đang dùng tiêu chí nào để đánh giá một cây cảnh thực thụ. Đối với người chơi cây cảnh lâu năm thì tôi dùng 4 tiêu chí sau để đánh giá ” Cổ – Kỳ – Mỹ -Văn”. Đây là tiêu chí tôi dùng để đánh giá một cây cảnh trước khi mua và sau khi uốn nắn và chăm sóc.

Hieu-dung-ve-co-ky-my-van-trong-nghe-thuat-bonsai-cay-canh
Yếu tồ Kỳ Mộc trong Bonsai là gì

Hiện nay 4 tiêu chí Cổ – Kỳ – Mỹ – Văn được giới nghệ nhân cây cảnh xem là những căn cứ để hình thành nên nghệ thuật cây cảnh. Cây cảnh nghệ thuật phải tạo ra từ 4 giá trị đó, tuy nhiên không nhất thiết là phải đảm bảo đầy đủ 4 yếu tố đó, có thể thiếu 1 hoặc 2 yếu tố nhưng các yếu tố đó qua thời gian sẽ dần được tạo nên đầy đủ. Vậy nên mọi người ai đang có đam mê cây cảnh hay có nhu cầu chơi cây cảnh nên tìm hiểu về các yếu tố này. Có nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần có 3 tiêu chí : Cổ – kỳ- mỹ nhưng với tôi thì cây cảnh nên có thêm yếu tố Mỹ nữa.

Cổ Kỳ Mỹ Văn trong nghệ thuật bonsai cây cảnh

4 yếu tố này được đan xen lẫn nhau, không có yếu tố nào đứng đầu với và cần có sự hài hòa tổng thể cả 4 yếu tố

Cổ trong nghệ thuật cảnh

  • Cổ theo nghĩa Hán Việt là cổ nghĩa là lâu năm, là xét về mặt thời gian, thời gian là đã có từ rất lâu.
Hieu-dung-ve-co-ky-my-van-trong-nghe-thuat-bonsai-cay-canh
Hiểu đúng về yếu tổ Cổ trong nghệ thuật bonsai

Nhiều người quan điểm cổ ở cây cảnh chính là lâu năm và cổ xưa, chỉ cần cây có tuổi đời lớn và ôm ngay về để tạo hình để chơi cảnh. Nhưng nếu hiểu đúng bản chất của tiêu chỉ ” Cổ ” trong nghệ thuật cây cảnh thì:

  • Xét về mặt thời gian: Cổ là thể là đại thụ, cây lớn có tuổi đời già cỗi, tuổi thọ kéo dài. Cây có tuổi thọ cao thì càng mang giá trị cổ nhiều
  • Xét về con người: Cổ ở đây còn mang ý nghĩa là công sức là thời gian người nghệ nhan chăm cây. Họ tạo ra yếu tố cổ cho cây cảnh, cây bonsai từ bộ rễ cho đến từng thân cành và lá. Đôi khi với cây tuổi đời nhỏ nhưng qua bàn tay nghệ nhân tài hoa cây đó biến thành một cây cổ.

Vậy nên đối với cây cảnh bonsai bạn không nhất thiết chỉ chăm chăm vào mặt thời gian, tuổi thọ của cây đó được sống bao nhiêu năm mà còn nhìn nhận đến sự chăm sóc, kỳ công của người chăm sóc, uốn nắn và tạo hình. Với một cây nhìn vào bề ngoài mang nét đẹp hoài cổ hay già cỗi về mặt thời gian cũng được xét vào khía cạnh Cổ trong nghệ thuật cây cảnh.

Kỳ trong nghệ thuật cây cảnh

Với tôi Kỳ là đảm bảo : Kỳ công – kỳ lạ – kỳ vị

Hieu-dung-ve-co-ky-my-van-trong-nghe-thuat-bonsai-cay-canh
Yếu tố Kỳ trong Nghệ thuật bonsai là gì

Nhiều người hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ về yếu tố kỳ là chỉ dừng lại ở sự kỳ lạ, chỉ cần cây có dáng kỳ lạ là cho vào cây cảnh nghệ thuật. Nhưng kỳ ở đây cần qua tay người nghệ nhân thì mới trở thành nghệ thuật được.

  • Kỳ công: Kỳ công là sự bỏ tâm sức của người chơi vào trong cách chăm sóc, uốn nắn tạo hình dáng, lá, thân, cành, rễ…từng yếu tố tạo nên một tổng thể kỳ lạ, độc đáo.
  • Kỳ lạ: Ban đầu cây bạn bứng về hay mua về chỉ là phôi cây có hình dáng kỳ lạ nhưng sau khi qua tay người chăm sóc,người chơi cây cảnh thì đã tạo nên những hình dáng đặc biệt khác lạ so với các cây bình thường, với các cây bonsai khác. Vậy nên kỳ lạ là sự tạo nên của 2 yếu tố: Bản chất phôi cây + Sự tìm tòi, sáng tạo uốn nắn tạo hình của bàn tay con người.
  • Kỳ vị: Ở đây chính là nhắc đến sự thú vị, sự thú vị ở đay chính là khi nhìn vào cây cảnh đó người này nhìn ra hình tượng này nhưng người khác có thể nhìn ra hình tượng khác. Vậy nên kỳ vị ở đây là xuất phát từ hình tượng, cho cách nhình thú vị so với những cây thông thường.

Mỹ trong nghệ thuật cây cảnh

Mỹ ở đây khi nghe tất nhiên ai cũng nghĩ đến từ thẩm mỹ, cái đẹp tất nhiên là nhắc đến vẻ đẹp của cây cảnh nhưng nó không dùng ở vẻ đẹp bình thường mà cần phải đẹp từ chi tiết đến tổng thể. Đẹp ở cây cảnh nó bao gồm cả yếu tố kỳ, có thể chính sự kỳ lạ và độc đáo cũng làm nên nét đẹp riêng.

Mỹ trong bonsai

Đẹp ở đây không riêng gì một phần nào đó đẹp mà phải là sự hài hòa trong tổng thể từ rễ, thân, cành, lá, từng đường uốn, cách mộc hoa và ra quả…Một bộ phận tuy không đạt về thẩm mỹ nhưng khi kết nối với tổng thể cây thì tạo nên nét đẹp thì vẫn mang yếu tố ” Mỹ”. Mỹ ở đây không chỉ là vẻ đẹp của cây mà còn sự tổng thể đến từ chậu, bệ hay bình trồng cây có phù hợp với hình dáng bối cảnh cây hay không.

Từ bộ rễ đến thân uốn như thế nào, cắt tỉa cảnh ra sao không quan trọng nhưng đến khi cho ra sản phẩm trưng bày thì phải đem lại giá trị thẩm mỹ cho người nhìn. Người nhìn khi ngắm cảm nhận được vẻ đẹp toát ra từ cây, nó khác với những vẻ đẹp như hoa lệ, lộng lẫy mà nó mang nhiều vẻ đẹp cử sự xưa cổ, vẻ đẹp của sự kỳ lạ, vẻ đẹp của sự độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn, hình tượng mà cây đem lại.

Văn trong nghệ thuật cây cảnh

Nhiều người cho rằng yếu tố văn không cần thiết vì nó được gộp chung vào tiêu chí ” Mỹ” nên không cần đến yêu tố này khi đánh giá một cây cảnh, cây bonsai.

Bậc thầy về bonsai japan

Tuy nhiên với tôi thì vẫn cho là yếu tố văn là nên đưa vào bởi văn ở đây là có 2 khía cạnh:

  • Ý nghĩa mà cây mang lại: Mọi người để ý là mỗi tác phẩm bonsai nghệ thuật đều có 1 cái tên nhất định. Tên tác phẩm được đặt dựa trên thế dáng cây, hình tượng được tạo nên và khi nghe đến cái tên mọi người có thể hình dung được hình tượng mà người nghệ nhân tạo ra. Mỗi cây đều được tạo ra với ý nghĩa nhất định, khi nhìn vào cho người ngắm cảm giác truyền động lực hay ngẫm ra những giá trị nhân văn đằng sau đó.
  • Văn ở đây đến từ người nghệ nhân chơi cây: Mỗi cây bonsai nghệ thuật đều là đứa con tinh thần của người chơi, họ dùng sự đam mê, sáng tạo và tình cảm để tạo nên hình tượng cây nên cây mang đến vẻ đẹp của sự đam mê, yêu thích và công sức bỏ ra của người chơi.

Cổ Kỳ Mỹ Văn trong nghệ thuật cây cảnh các nước

Nhắc đến bonsai cây cảnh thì thì ai cũng nhắc đến Nhật Bản và Trung Quốc, đây là 2 nước mạnh về bộ môn cây cảnh, cây bonsai. Bonsai là có nguồn gốc từ Trung Quốc nên đây là nước mạnh về nghệ thuật cây cảnh nhất hiện nay, sau đó nhiều người đều tìm đến nghệ thuật bonsai Nhật Bản.

  • Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản: Nhật Bản chú trọng 5 thế để tạo nên các yếu tố Cổ – Kỳ – Mỹ đó là : Thẳng đứng, Thẳng dứng phóng khoáng, nghiêng, thác đổ và bán thác đổ, sau này hình thành thêm nhiều thế khác nhưng đây là 5 thế cơ bản nhất. Về yếu tố văn thì ở Nhật Bản các nghệ nhân khi sáng tạo cây cảnh tập trung vào con người, tinh thần của người Nhật. Với triết lý, tôn giáo, thẩm mỹ hòa hợp và bổ trợ cho nhau thì cây Cảnh của nghệ nhân Nhật có yếu tố Thiền – Wabi + Tính thiêng – Kami tạo nên ý nghĩa bên ngoài dư ẩn bên trong sự linh thiêng.
Bonsai Nhật Bản
  • Nghệ thuật Bonsai Trung Hoa: Ở Trung Quốc thì các nghệ nhân khi tạo hình cây cảnh tập trung vào yếu tố Mỹ đầu tiên, họ tập trung vào sự hài hòa về dáng cây, chậu và bối cảnh của cây để tạo nên sự hài hòa về con người với thiên nhiên. Khi tạo dựng nghệ thuật cây cảnh thì sự dung hòa của tư tưởng triết học, tư tưởng nghệ thuật văn hóa, lấy “con người” làm trung tâm. Chính vì vậy khi bạn ngắm một tác phẩm bonsai của người Trung Quốc sẽ có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên bằng cách tạo nên không gian và bối cảnh cho cây.
Nghệ Thuật bonsai Trung Quốc

Trên đây chỉ là quan điểm cá nhân về Cổ Kỳ Mỹ Văn trong nghệ thuật bonsai cây cảnh, mỗi người chơi cây đều có quan điểm khác nhau. Tuy nhiên có lẽ đây là quan điểm chung đối với những ai đã chơi cây lâu năm trong nghề này, hy vọng có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về cac tiêu chí đánh giá cây cảnh khi mua hoặc ngắm.

Tham khảo thêm:

Liên hệ tư vấn miễn phí