Rhubarb là cây gì? Rhubarb là một loại cây khá mới mẻ ở nước ta và đang dần được nhiều trên thế giới người biết đến công dụng và cách sử dụng. Cây có nhiều tiềm năng phát triển đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực và y học. Tuy nhiên vẫn có nhiều người còn chưa biết Rhubard là cây gì? Vậy hãy cùng HoaCanhQuangVy tìm hiểu qua thông tin bên dưới!

Rhubarb là cây gì?

Rhubarb là một loại cây thân thảo có tên khoa học là Rheum rhabarbarum. Giống cây này thường được trồng với mục đích sử dụng lá và thân để làm nguyên liệu trong nấu ăn. Có thể trồng như một loại cây cảnh vì có lá lớn, màu xanh đậm và gốc mạnh mẽ.

Rhubarb là cây gì?
Rhubarb là cây gì?

Rhubarb có nguồn gốc từ châu Á và châu Âu. Cây có thân cao từ 0,6 đến 1 mét, màu đỏ sẫm hoặc xanh lục nhạt. Thân cây có vị chua, được sử dụng làm thực phẩm và dược liệu. Cây Rhubarb có chức năng tựa như cây ăn quả ở chỗ quả của cây Rhubarb có hỗ trợ nhiều người cung cấp chất xơ (giảm cân hiệu quả).

Rhubarb có phải là cây đại hoàng không?

Rheum rhabarbarum là tên khoa học của cây đại hoàng, vì thế có thể kết luận rằng cây Rhubard chính là cây đại hoàn. Mọi người thường hay gọi cây này với cái tên là đại hoàng Trung Quốc, đại hoàng Siberia,…vv

Ngoài ra cây rhubarb còn có thể được phân thành hai loại chính: rhubarb vĩnh cửu (perennial rhubarb) và rhubarb hàng năm (annual rhubarb).

Cây Rhubarb (đại hoàng) có độc không? Ăn được không?

Phần thân cây đại hoàng có vị chua, chứa nhiều chất xơ, vitamin C, K, kali và magie. Phần thân của cây có thể ăn được, nó thường được dùng để làm các món bánh ngọt, mứt, kẹo, canh chua,…

Phần lá cây đại hoàng chứa hàm lượng cao acid oxalic  có thể gây ngộ độc nếu ăn với số lượng lớn. Acid oxalic có thể kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành sỏi thận nên nó cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận do đó không nên sử dụng để nấu ăn.

Cây Rhubarb (đại hoàng) có độc không? Ăn được không?
Cây Rhubarb (đại hoàng) có độc không? Ăn được không?

Ngoài ra acid oxalic cũng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,…vv. Vậy nên để an toàn tuyệt đối thì chỉ nên ăn phần thân cây đại hoàng, không nên ăn lá cây đại hoàng đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao hình thành sỏi thận hoặc những người đang có sẵn các bệnh lý về thận.

Công dụng của cây Đại Hoàng và lá đại hoàng

Theo y học cổ truyền, đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng sinh tân, khử hỏa, thông lợi thủy cốc, thông đại tiện, phá ứ, lợi tiểu. Cây đại hoàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như:

  • Đại hoàng (Rhubarb) được xem là một trong những vị thuốc nhuận tràng hiệu quả nhất có tác dụng kích thích nhu động ruột, đẩy phân ra ngoài và nó thưởng được sử dụng để điều trị táo bón mới bị do nhiệt.
  • Với dụng phá ứ để lưu thông khí huyết và được sử dụng để điều trị các chứng ứ huyết như bế kinh, đau bụng kinh, chảy máu cam, nôn ra máu, tiêu chảy ra máu,… vv
  • Giúp kháng khuẩn, chống viêm và thường được sử dụng để điều trị các chứng viêm nhiễm như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm gan,… vv
  • Ngoài ra còn nhiều các nghiên cứu cho thấy đại hoàng có tác dụng bảo vệ thận, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Lợi ích sức khỏe mà cây Rhubarb mang lại

Hỗ trợ cầm máu

Chất anthraquinone có trong cây rhubarb có tác dụng kích thích sản xuất tiểu cầu nêu cây Rhubard sẽ có khả năng đông máu nhằm hỗ trợ cầm máu cam, chảy máu chân răng, …vv. Ngoài ra có thể nhiều người chưa biết rằng cây Rhubarb đã từng được công bố trên tạp chí rằng đã giúp trường hợp rong kinh ở phụ nữ giảm dần qua việc hỗ trợ giảm chảy máu.

Lợi ích sức khỏe mà cây Rhubarb mang lại
Lợi ích sức khỏe mà cây Rhubarb mang lại

Tuy nhiên việc trực tiếp sử dụng cây Rhubarb để cầm máu phải có kiến thức hoặc sự chỉ dẫn của bác sĩ, nếu không thì có thể dẫn đến các tình huống không lường bởi vì cây Rhubarb cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Chống oxy hóa

Trong cây Rhubarb có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên nó có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa trong cây Rhubarb còn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và ung thư, …vv cùng nhiều căn bệnh khác.

Hiện nay nhiều người sử dụng Rhubarb để có thể phòng ngừa, giảm nguy cơ bị mắc các bệnh trên qua các cách như ăn sống/ nấu chín/ làm nước ép. Tuy nhiên mọi người nên tìm hiểu kỹ để không sử dụng quá liều lượng cần thiết dẫn đến tác dụng phụ.

>>> Xem thêm: Cây đuôi chuột có tác dụng trị bệnh gì?

Giảm Cholesterol

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chất xơ rhamnogalacturonan (RG-I) có trong cây rhubarb có khả năng liên kết với cholesterol trong đường tiêu hóa và ngăn ngừa sự hấp thụ cholesterol vào máu. Vậy nên có thể nói cây Rhubarb ngoài chức năng hỗ trợ cầm máu và chống oxy hóa như trên thì còn có chức năng giảm Cholesterol.

Việc uống nước ép Rhubarb mỗi ngày qua việc sử dụng lá Rhubarb đun sôi trong 10 phút và lọc lấy nước uống cũng rất hiệu quả. Ngoài ra mọi người cũng có thể sử dụng cây Rhubarb   để cho vào các món ăn cùng khi ăn salad, chè, hoặc các món bánh ngọt, …vv

Tuy nhiên nếu lạm dụng cây Rhubarb  quá nhiều vì nghĩ rằng đây là cách để giảm Cholesterol hiệu quả thì có thể dẫn đến việc bị tiêu chảy, tác dụng phụ hoặc nhiều vấn đề khác

Giảm cân

Củ của Rhubarb cũng được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ giảm cân được rất nhiều người sử dụng hiện nay bởi nó có hàm lượng Calo thấp. Các hợp chất trong củ rhubarb có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo hiệu quả hơn.

Cây Rhubarb hỗ trợ giảm cân
Cây Rhubarb hỗ trợ giảm cân

Chất xơ có trong Rhubarb cũng hỗ trợ người dùng cảm thấy no lâu hơn. Ngoài ra, củ rhubarb còn có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn nên người dùng sẽ hạn chế được việc nạp thêm calo, nước ép Rhubarb cũng giúp việc trao đổi chất hiệu quả lên đến 20%

Cải thiện tiêu hóa

Cây Rhubarb là một nguồn chất xơ tốt giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm táo bón. Chất xơ trong cây Rhubarb cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Cây rhubard chứa một chất gọi là anthraquinone có tác dụng nhuận tràng. Anthraquinone giúp tăng cường sự co bóp của ruột nhằm mục đích đẩy chất thải ra ngoài một cách dễ dàng. Ngoài ra, anthraquinone còn giúp kích thích sản xuất mật để bạn có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Ngoài các tác dụng trên trong đông y, bạn có thể tìm hiểu thêm về Cây kha cúc một loại cây thuốc nổi tiếng với tác dụng mát gan, thải độc và thanh lọc cơ thể nếu có nhu cầu.

Cách sử dụng cây Rhubarb

Cây đại hoàng nấu món gì ngon

Cây đại hoàng thường được sử dụng trong các món tráng miệng và mứt vì thân củ của nó có hương vị chua ngọt đặc trưng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, thông kinh. Trong ẩm thực, cây đại hoàng thường được sử dụng để nấu các món canh, súp, salad, chè,… vv.

Nếu dùng đại hoàn nấu canh thì canh sẽ có vị ngọt thanh thơm ngon và bổ dưỡng. Trường hợp dùng đại hoàn xào thịt bò thì món ăn sẽ có vị đậm đà và ăn rất bắt cơm. Đại hoàng cũng có thể mang đi hầm thịt để thịt có vị ngọt thanh và rất ngon.

Cách làm món rau đại hoàng hầm

Canh đại hoàng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều nhà nếu ăn rành món này. Canh có vị đắng nhẹ, thanh mát, giúp giải nhiệt và nhuận tràng, ..vv cùng nhiều công dụng khác. Nếu chưa biết cách thực hiện thì hãy tham khảo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu món rau đại hoàng hầm gồm:

  • 1 bó đại hoàng
  • 1 củ cà rốt
  • 100g thịt nạc
  • Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu,…
Cách làm món rau rhubarb/ Đại Hoàng hầm
Cách làm món rau rhubarb/ Đại Hoàng hầm

Bước 2: Đại hoàng mang đi rửa sạch, cắt khúc => Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc => Thịt nạc rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

Bước 3: Cho đại hoàng và cà rốt vào nồi, đổ nước ngập mặt => Đun sôi, vặn nhỏ lửa, ninh cho mềm.

Bước 4: Khi đại hoàng và cà rốt mềm, cho thịt nạc vào thì hãy nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 5: Đun sôi lại, tắt bếp, múc canh ra tô và thưởng thức.

Hướng dẫn làm bánh pie rau đại hoàng

Nếu chưa biết cách làm bánh pie rau đại hoàn hấp dẫn và dinh dưỡng thì hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh pie rau đại hoàn gồm:

Vỏ bánh

  • 250g bột mì đa dụng
  • 125g bơ lạt, để mềm
  • 50ml nước lạnh
  • 1/2 muỗng cà phê muối

Nhân bánh

  • 500g rau đại hoàng, rửa sạch, cắt khúc
  • 100g đường
  • 2 muỗng canh bột mì
  • 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vàng
  • 1/2 muỗng cà phê muối

Topping

  • 1 quả trứng gà, đánh tan
  • 1 muỗng canh đường

Bước 2: Cho bột mì, bơ lạt, nước lạnh và muối vào tô, trộn đều cho thành khối dẻo => Nhồi khối bột trên mặt bàn nhồi cho đến khi bột mịn, không dính tay.

Cách làm bánh pie rau đại hoàng
Hướng dẫn làm bánh pie rau đại hoàng

Bước 3: Chia bột thành 2 phần bằng nhau sau đó bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và để trong tủ lạnh ít nhất 30 phút.

Bước 4: Tiếp đến hãy cho rau đại hoàng cùng với đường, bột mì, nước cốt chanh vàng và muối vào tô, trộn đều => Hãy đun nóng chảo với một ít dầu ăn, cho hỗn hợp rau đại hoàng vào xào chín.

Bước 5: Làm nóng lò nướng ở 180 độ C => Lấy một phần bột ra khỏi tủ lạnh, cán mỏng thành hình tròn, có đường kính lớn hơn khuôn bánh pie một chút.

Bước 6: Cho nhân bánh vào khuôn bánh pie, dàn đều => Tiếp đến hãy cho phần bột còn lại lên trên nhân bánh, ấn nhẹ cho hai phần bột dính vào nhau.

Bước 7: Dùng dao cắt bỏ phần bột thừa xung quanh khuôn bánh và quét một lớp trứng gà lên mặt bánh, rắc thêm một ít đường.

Bước 8: Nướng bánh trong 30-35 phút cho đến khi bánh chín vàng.

Bánh pie rau đại hoàng có vị chua ngọt, thanh mát, rất thích hợp để ăn tráng miệng hoặc ăn nhẹ. Có thể dùng bánh với kem tươi, sữa chua hoặc một ít trái cây.

Ngoài cây Rhubarb có tác dụng cao trong lĩnh vực ẩm thực và y học ra, nếu bạn muốn tìm hiểu về các giống cây khác có tác dụng trong đông y hay kinh tế thì hãy tìm hiểu ngay tại HoaCanhQuangVy

Các lưu ý khi sử dụng cây Rhubarb (đại hoàng)

Khi sử dụng cây đại hoàng cần lưu ý:

  • Cây Rhubarb có thể gây kích ứng dạ dày – nếu có tiền sử bệnh về dạ dày thì đừng nên dùng.
  • Không nên sử dụng đại hoàng nếu bạn có vấn đề về thận.
  • Không nên sử dụng đại hoàng nếu bạn đang sử dụng thuốc vì thân đại hoàng có thể tương tác với một số loại thuốc như: thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, và thuốc kháng sinh.

Ngoài các lưu ý trên thì mọi người cũng nên lưu ý thêm các vấn đề sau:

Lá đại hoàng có chứa chất độc

Lá đại hoàng chứa chất oxalate nên nó có thể gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Các triệu chứng ngộ độc lá đại hoàng bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, và thậm chí là tử vong, …vv. Vì thế mọi người chỉ nên sử dụng thân đại hoàng và không nên sử dụng lá đại hoàng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/ người có chuyên môn trước khi dùng.

Chỉ nên sử dụng đại hoàng với liều lượng vừa phải

Thân đại hoàng có chứa anthraquinone, đây là một loại chất có thể gây tiêu chảy nếu sử dụng quá nhiều. Vậy nên người dùng chỉ nên sử dụng đại hoàng với liều lượng vừa phải, khoảng 20-30 gram mỗi ngày. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây nên các trường hợp khôn lường, có thể gây ngộ độc.

Không sử dụng đại hoàng cho người mang thai hoặc cho con bú

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của đại hoàng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó tốt nhất là không nên sử dụng đại hoàng trong giai đoạn có thai + cho con bú đối với phụ nữ.

Hy vọng các thông tin bên trên sẽ giúp mọi người giải đáp rõ được các thắc mắc về Rhubarb là cây gì? Lợi ích sức khỏe và cách sử dụng. Với nhiều giá trị cao mà cây rhubarb mang lại thì chắc chắn nó sẽ trở thành một loại cây phổ biến và được nhiều người ưa chuộng trong tương lai. Chúc các bạn áp dụng thành công.

Xem thêm:

Liên hệ tư vấn miễn phí