Điều kiện cần thiết quyết định sự ra hoa trái tốt nhất cho cây mắc ca đó là khoảng cách trồng đúng kỹ thuật. Hiểu được đây chính là những thắc mắc của nhiều người nên hôm nay Hoacanhquangvy.com chia sẻ khoảng cách trồng cây mắc ca ra hoa trái hợp lý nhất qua bài viết dưới đây mọi người cùng tham khảo nhé!
Tìm hiểu về cây mắc ca
Cây mắc ca còn có tên gọi khác là cây quả cứng Hawaii hay macadamia, có nguồn gốc tại các vùng rừng mua thuộc miền bắc nước Úc và miền Nam Queeland. Mắc ca thuộc cây thân gỗ và là cây ăn quả có giá trị kinh tế khá cao nên được nhiều người trồng khá phổ biến
Cây mắc ca có 2 loại đó là mắc ca vỏ hạt nhám và mắc ca vỏ hạt nhẵn. Ngoài ra phần lá của cây mắc ca có hai loại đó là phiến lá mép nguyên và mép lá có hình răng cưa.
Hoa của cây mắc ca có hai màu chủ đạo đó là màu trắng và màu hồng, hoa cây mắc ca thường nở rộ vào các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, có cây ra hoa trễ thì hoa kéo dài đến tháng 4. Điểm đặc biệt ở hoa mắc ca đó là nó mọc tại vị trí nách chứ không phải ở phần đầu cành như các loại cây khác
Quả mắc ca có hình tròn như hình viên bi hay có hình trái đào. Khi còn non và già thì vỏ bên ngoài của trái mắc ca có màu xanh, khi chín nó chuyển sang màu nâu. Phần vỏ ngoài của trái mắc ca khá cứng, tuy nhiên khi chín và già đi thì nó sẽ tự nứt. Bên trong quả mắc ca là phần thịt có màu trắng sữa
Hàm lượng dinh dưỡng có trong hạt mắc ca
Loài hạt được đánh giá giàu chất dinh dưỡng nhất trên thế giới hiện nay có thể nhắc đến là hạt mắc ca. Bởi mọi người có thể nhìn nhận được thành phần dinh dưỡng có trong hạt mắc các bao gồm dầu tự nhiên chiếm 76%, cacbohidrac chiếm 9%, protein chiếm 2%, còn lại 2% là thành phần chất xơ. Ngoài ra trong hạt mắc ca còn chứa các loại chất dinh dưỡng như các loại vitamin, axitamin, sắt, kali…
Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo tuy nhiên chất béo lại rất tốt, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra việc sử dụng hạt mắc ca có thể được bồi bổ, và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chúng ta, đồng thời bổ sung chất sắt rất tốt
Tác dụng của cây mắc ca
Thực sự mắc cả là một loại cây có tác dụng rất tốt cho con người chúng ta, có thể xem đây là món quà của thiên nhiên mang lại rất tốt cần được trân quý. Bởi hầu như tất cả các bộ phận của cây mắc ca đều có tác dụng riêng biệt của nó. Để nắm được những tác dụng của cây mắc ca là gì thì mọi người cùng tham khảo qua nội dung sau mà hoacanhquangvy.com chia sẻ sau đây
Hạt mắc ca có tác dụng
Trong tất cả các bộ phận của cây mắc ca thì hạt được xem là bộ phận có tác dụng tốt nhất cho chúng ta, bởi hạt mắc ca có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Đặc biệt trong các loại hạt thì hạt mắc ca có tỷ lệ chất béo không bão hòa cao nhất, ngoài ra không chứa chất Cholesterol và hầu hết các loại vitamin tốt cho cơ thể chúng ta thì trong hạt mắc ca đều có. Hạt mắc ca phù hợp cho hầu hết mọi người, tuy nhiên nó là loài hạt được các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên sử dụng thường xuyên.
Tác dụng trấu của hạt mắc ca
Phần trấu của hạt mắc ca được tạo từ lớp vỏ cứng bên ngoài của hạt, sau đó đem xay nhỏ ra và kết hợp với các hợp chất khác. Như vậy chúng ta có thể xem đó là nguồn phân bón tốt cho cây trồng, tuy nhiên nó phù hợp nhất là với những cây non mới trồng
Vỏ hạt mắc ca có tác dụng
Bộ phận vỏ của hạt mắc ca thường được sử dụng làm nhiên liệu đốt trong các lò công nghiệp. Bởi như đã chia sẻ thì vỏ hạt mắc ca rất cứng, chúng ta khó có thể dùng tay bóc chúng tách ra được
Một tác dụng tiếp theo mà vỏ hạt mắc ca được sử dụng đó là xay nhuyễn làm chất giúp tẩy tế bào chết trên da. Chính vì vậy mà có rất nhiều người còn khá bất ngờ khi nghe đến tác dụng thần kỳ của lớp vỏ của loại hạt này
Tác dụng của tinh dầu mắc ca
Trong tất cả các loại dầu thực vật thì dầu mắc ca được đánh giá là loại dầu tốt nhất. Bởi tỷ lệ tinh khiết trong dầu mắc ca này có thể đặt lên đến 99%, ngoài ra còn có tỷ lệ chất béo bão hòa đơn cao nhất. Qua những tác dụng của dầu mắc ca trên thì đây là một sản phẩm vô cùng quý giá đến sức khỏe của con người
Đặc điểm sinh trưởng của cây mắc ca để phát triển toàn diện
Hầu hết tất cả những cây trồng muốn phát triển một cách toàn diện cùng đều cần có một đặc điểm sinh trưởng của riêng từng cây. Với cây mắc ca thì cần đảm bảo những đặc điểm sinh trưởng như sau
+ Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình để cây mắc ca phát triển tốt đó là không thấp hơn 13 độ C và không cao hơn 30 độ C. Với khoảng nhiệt độ đó thì chúng ta có thể khẳng định cây mắc ca là loại cây chịu lạnh tốt.
+ Ngoài ra về nhiệt độ ban đêm thích hợp nhất để cây mắc ca phát triển và ra hoa đó là từ 17 đến 20 độ C, vì ở nhiệt độ đó thì cây mới có thể phân giải mầm hoa và giúp cây ra hoa nhiều hơn
+ Lượng mưa ở khoảng 1500 – 2500mm là lượng mưa thích hợp nhất cho cây mắc ca phát triển.
+ Điều kiện đất cũng là vấn đề mà mọi người dân khi trồng cần phải chú ý nhất, bởi cây mắc ca cần có tầng đất canh tác ở độ sâu là khoảng 1m. Đặc biệt đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, nhất định là không bị chặt đất quá nhiều, độ pH phù hợp nhất là ở khoảng 5 -6
+ Về địa hình đất trồng cho cây mắc ca đó là ở vùng đất đồi dốc dưới 15 độ trở xuống. Ngoài ra nên chọn những địa hình nào có ít gió bão nhất, bởi cây mắc ca là cây thu hoạch quả là chính, vì vậy hạn chế gió làm rụng hoa và quả . Nếu ở những địa hình nhiều gió thì mọi người có thể trồng xen kẻ với những cây chắn gió có thân cao để che, bảo vệ cho cây mắc ca
+ Một đặc điểm khác mà mọi người khi trồng cây mắc ca cần chú ý đó là độ sáng cho cây bởi thực chất cây mắc ca là cây ưu sáng, không nên trồng cây chắn gió cao hơn cây mắc ca vì như vậy sẽ chắn ánh sáng cho cây
Khoảng cách trồng cây mắc ca ra hoa trái tốt nhất
Như đã chia sẻ thì cây mắc ca mọi người có thể trồng độc canh hay có thể trồng đan xen với những cây ngắn ngày. Sau đây là mật độ trồng cây mắc ca phù hợp nhất để cây ra hoa trái tốt nhất, hay là khoảng cách trồng cây mắc ca
+ Đới với cây trồng theo phương pháp độc canh hay thuần canh thì khoảng cách trồng là từ 7 x 7m hay mật độ là 205 cây/ha, ngoài ra cũng có thể có mật độ thấp hơn là 6 x 6m với mật độ là 278 cây/ha. Ngoài ra tùy vào từng miền mà có thời vụ trồng cây mắc ca tương ứng như sau. Miền Tây Bắc là tháng 4 – tháng 5, tháng 7 – tháng 8. Vùng Tây Nguyên vào tháng 6 đến tháng 8. Miền Trung là từ tháng 2 đến tháng 3
+ Đối với khoảng cách trồng cây mắc ca đan xen các cây khác như cây cà phê, cây chè, cây hồ tiêu, các cây ngắn ngày khác… Mật độ cây mắc ca khi đan xen cây cà phê đó là 9 x 9 m 124 cây/ha hay 12m x 6m 138 cây/ha. Mật độ phù hợp cho cây mắc ca đan xen cây hồ tiêu là 9 x 9 m 124 cây /ha. Đối với mật độ đan xen cây tiêu đó là 15m x 6m 111 cây/ha. Thời vụ trồng cho miền Tây Bắc vào tháng 4 đến tháng 5 hay tháng 7 đến tháng 8, vùng Tây Nguyên là vào tháng 6 đến tháng 8
Kỹ thuật trồng cây mắc ca đơn giản
Chọn giống cây mắc ca
Cây mắc ca có khoảng 23 cây giống khác nhau từ các quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Thái Lan, Úc. Mọi người cí thể tham khảo những chia sẻ sau đây để có được những chọn lựa giống cây phù hợp nhất
+ Loại giống mắc ca có triển vọng nhất đó là giống H2, lọa giống này đã được thử nghiệm ở vùng đất Buôn Ma Thuột và đạt năng suất cao, với năng suất đó là 18kg/cây/năm
+ Với giống mắc ca lùn hay còn gọi là giống OC thì nếu được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất thì nó sẽ được đạt năng suất là 26kg/cây/năm. Bởi giống cây này có đặc tính chịu gió và có khả năng kháng bệnh khá tốt
Khi chọn giống cho cây mắc ca thì mọi người nên chọn cây ghép, không nên chọn cây thực sinh, bởi với cây thực sinh nó có đặc tính thụ phấn chéo, có thể phân ly tính trạng đối với hạt. Còn đối với cây ghép trồng thì nên chọn những cây có chiều cao tầm 60 cm đến 1 mét, đã được liền sẹo cho những vết ghép, đặc biệt những cây ghép phải đã ra mầm chồi từ 25 đến 30 cm
Cách đào hố trồng cây mắc ca phù hợp
Sau khi chọn giống cây mắc ca phù hợp thì mọi người cần quy hoạch vùng đất cần trồng cây như dọn thực bì, làm cỏ, làm đất, đối với những vùng đất đồi thì mọi người cần tạo bậc thang để nó có thể đồng mức cây trồng hơn, sau đó là đào hố trồng cây
+ Hố đào phù hợp cho cây mắc ca đó là chiều cao, chiều rộng, chiều sâu với khoảng là 1m hay có thể là 0,8m. Sau đó bạn cần phơi ải khoảng 15 đến 20 ngày, tuy nhiên cần để đất đáy một bên và đất mặt một bên.
+ Bón lót trước khi trồng cây với những loại phân như phân chuồng hoại mục với khối lượng là 15kg/hố, kèm theo đó là 0,25 kg đến 0,5kg vôi bột trộn lấp xuống hố trước. Tuy nhiên mọi người cần nắm đó là phải hoàn thành việc đào hố, bón lót trước khi trồng cây là 15 đến 20 ngày
Cách trồng cây mắc ca
+ Mọi người cần trồng phối hợp các dòng cây trồng khác nhau kèm với cây mắc ca, bởi như vậy thì cây mắc ca mới có thể đạt năng suất cao hơn. Mọi người có thể trồng 3 dòng khác nhau sau đó tiếp tục trồng lại như vậy
+ Mọi người nên đặt cây giống mắc ca sau khi mua về ở những nơi râm mát, giữ ẩm cho cây bằng cách tưới nước thường xuyên cho cây. Mọi người có thể trồng cây sau khi bộ rễ của cây mắc ca đã ra mới ổn định
+ Để trồng cây thì mọi người cần đào một lỗ lớn hơn bầu đất ở giữa hố, sau đó cắt bỏ phần ni lông bên ngoài bầu đất rồi tiếp đến là lấp đất thật chặt. Để tránh bị úng nước thì cần lấp phần đất kín mặt bầu của cây. Ngoài ra để trừ mối hại thì trước và sau khi trồng cây cần bỏ thuốc Basudin vào trong hố và có thể rải trên mặt đất
Cách chăm sóc cây mắc ca
Ngoài yếu tố trồng cây thì chúng ta cần nắm đó là kỹ thuật chăm sóc cây. Sau đây là cách chăm sóc cây mắc ca phù hợp nhất mọi người có thể tham khảo
Tưới nước cho cây mắc ca
+ Sau khi trồng cây xuống đất thành công tầm 20 ngày, thì mọi người cần tiến hành kiểm tra nếu có những cây chết thì cần trồng dặm lại. Ngoài ra để giữ ẩm cho cây thì cần tưới nước thường xuyên cho cây, như vậy thì cây sẽ nhanh phát triển ra lá non nhiều hơn
+ Khi cây trồng được thời gian tầm 1 đến 2 năm thì cần làm cỏ cho cây 1 lần, đồng thời cần xới đất hay phá váng xung quang gốc cây
+ Đặc biệt mọi người cần xiết nước cho cây khi cây đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch quả
Bón phân cho cây
Khi thời gian trồng cây mắc ca đã được 2 năm trở đi thì mọi người cần bón thúc cho cây. Sau đây là thông tin về liều lượng bón thúc phù hợp cho cây trong từng giai đoạn
+ Bón 20kg phân trùn quế cho cây trong thời gian 2 năm, cùng với đó là 0,1kg phân NPK và 300g Trichoderma cho 1 cây
+ Bón 25kg phân trùn quế cho cây trong thời gian 3 năm, cùng với đó là 0,2kg phân NPK và 300g Trichoderma cho 1 cây
+ Bón 35kg phân trùn quế cho cây trong thời gian 4 năm, cùng với đó là 0,3 kg phân NPK và 300g Trichoderma cho 1 cây
+ Bón 45kg phân trùn quế cho cây trong thời gian 5 năm, cùng với đó là 0,4kg phân NPK và 300g Trichoderma cho 1 cây
Thời gian bón phân cho cây mắc ca trong giai đoạn cây trưởng thành
+ Mọi người sử dụng 1kg phân lân 86 pha với 500 lít nước bón cho cây. Để cây phân hóa mầm mạnh và ra hoa đồng loạt thì mọi người cần phun trên mặt lá
+ Trong giai đoạn nuôi quả cho cây thì mọi người cần sử dụng bón phân NPK 16 và 16.8, cùng với đó là 35kg phân trùn quế và 0,3kg Trichoderma
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây mắc ca cũng như kiến thức về khoảng cách trồng cây mắc ca ra hoa trái tốt nhất. Hy vọng với những gì vừa tham khảo trên giúp cho mọi người nắm được quy trình trồng và chăm sóc cây mắc ca để có nguồn thu nhập ổn định trong việc trồng cây mắc ca