Hoacanhquangvy là một nhà vườn không những chuyên cung cấp cây cảnh, cây ăn quả mà còn đi kèm dịch vụ đào bứng cắt tỉa cây thuê. Với nhiều năm kinh nghiệm và thành công trong việc đào trồng nhiều cây sống 100% cho khách. Hôm nay Vỹ mạnh dạn chia sẻ cho mọi người về cách trồng cây vú sữa mới bứng nhanh ra rễ lên mầm, mọi người cùng tham khảo
Tìm hiểu đặc điểm cây vú sữa
Cây vú sữa là cây ăn quả thuộc thân gỗ, cây lớn và phát triển khá nhanh so với các loại cây ăn quả khác. Chiều cao của một cây vú sữa trưởng thành phải lên đến hơn 10m, có cây lên đến gần 20m. Cây vú sữa thường được trồng làm cây ăn quả đồng thời làm cây bóng mát, bởi tán của cây khá rộng nhiều lá và sum xuê. Cây vú sữa trồng được nhờ chiết cành hay gieo hạt lên cây con để trồng (đây là hình thức được nhiều người sử dụng nhiều)
Về bộ phận lá cây vú sữa thì có màu xanh, tuy nhiên mọi người chú ý bên dưới của lá cây có màu nâu. Lá thường mọc trên cành nhỏ và mọc so le nhau
Cây vú sữa từ cây con trong bầu sau khi trồng xuống đất được chăm sóc phát triển tốt, thì tầm 3 năm cây sẽ bắt đầu ra hoa và kết trái. Khi hoa của vú sữa nở thì ta sẽ cảm nhận được một mùi thơm khá dịu nhẹ, ấm lòng cùng với màu trắng pha chút tím vào đó khá thơ mộng. Điều đặc biệt chắc chắn bạn không biết đó là cây vú sữa là cây lưỡng tính nên hoa của nó có thể tự thụ phấn và kết trái bình thường
Quả vú sữa có hình tròn, thông thường quả của nó to bằng năm tay của người trưởng thành. Bên ngoài của vỏ khá bóng và trơn, màu quả vú sữa khi sống có màu xanh, còn khi chín sẽ tùy thuộc vào từng giống loại mà vẫn giữ màu xanh hay chuyển sang màu tím. Bên trong quả vú sữa khi ăn khá mềm và thơm, màu trắng đục hay màu tím, có hột màu đen bên trong từng múi
Hướng dẫn chi tiết cách bứng cây vú sữa
Thực chất cây vú sữa không khó trồng, cũng dễ sống chỉ cần mọi người nắm đúng quy trình đào bứng thì cây chắc chắn sẽ sống khỏe 100%. Sau đây là chia sẻ về cách bứng cây vú sữa mọi người có thể tham khảo nhé
+ Với những cây vú sữa cần đến công tác bứng thì chắc chắn thuộc dòng cây cổ thụ, có gốc to lớn. Trước khi đào thì mọi người cần cắt tỉa bớt cành nhánh phụ, lá của cây đi để việc đào bứng trở nên dễ dàng hơn, không quá cồng kềnh khó vận chuyển. Ngoài ra khi trồng xuống thì rễ chỉ cần nuôi phần thân chính chứ không đủ sức để nuôi những cành nhỏ, như vậy sẽ dễ suy yếu cây
+ Mẹo giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đào bứng nữa đó là làm ướt một phần đất ở gốc cây, như vậy đất sẽ bám lại với nhau giúp bạn dễ kiểm tra rễ dễ hơn. Tuy nhiên mọi người nên làm ướt vừa phải, không nên làm ướt quá như vậy không phải giúp bạn mà gây khó khăn hơn trong công cuộc đào bứng
+ Nếu bạn thực sự là một chuyên gia thì chỉ cần nhìn hoành thân của cây mà nhận định chiều dài của rễ cây, qua đó sẽ lấy hợp lý để cây phát triển khỏe mạnh. Với cây vú sữa thì rễ nông tỏa ra nên chi cần đào rộng là được.
+ Sau khi đã đào lấy được phần bầu của rễ thì tiến hành đào chiều sâu, đào đến rễ phía dưới và cắt ngang lấy cây lên. Khi cắt đứt rễ cần dứt khoát không làm rễ bị tưa ra làm ảnh hướng sự phát triển đến cây. Cây vú sữa sau ki đào xong cần đặt xuống để cây không bị chảy nhiều nhựa cây, ngoài ra với những nhánh mà bạn cắt đi cần bôi keo liền sẹo để cây sau khi trồng sẽ dễ nãy mầm và sống hơn
Cách trồng cây vú sữa mới bứng ra rễ lên mầm 100%
Cây vú sữa là cây có nhiều nhựa, nếu để cây chảy nhiều nhựa đó thì cây dễ dàng suy yếu đi, vì vậy như những gì mà tôi đã chia sẻ trên thì cần để cây nghỉ để vết cắt khô nhựa đi bớt, rễ cây sẽ dễ bị thối nếu mọi người trồng ngay sau khi mới bứng lên xong. Sau đây là cách chuẩn bị đất trồng và cách chăm sóc cây vú sữa mới được bứng
+ Mọi người cần chuẩn bị đất và phân u hoai, để có thể chuẩn hơn thì mọi người đo đường kính của bầu đất sau đó đào hồ lớn hơn bầu đất tầm 50cm là được, còn độ sâu thì mọi người đào gấp đôi chiều cao từ rễ đến đế bầu. Sau khi đã hoàn thành việc đào hố thì bạn cho đất và phân ủ hoai vào cho đến tầm nữa hố.
+ Cây vú sữa có bộ rễ khủng khá cồng kềnh nên mọi người cần sự trợ giúp của nhiều người, hay muốn dễ dàng hơn thì nên có xe cẩu thì chuẩn nhất. Đặt cây làm sao cho chính giữa hố và thẳng đứng như dáng ban đầu. Lấy đất u hoai lấp đầy gốc và hố, cuối cùng nén đất cho chặt về mặt đất của cây ngang bằng với mặt đất khu vực đó
+ Nếu cây cao trên vài mét thì mọi người cần lấy các thanh cây lớn chống theo hình kim tư tháp sao cho giữ vững được cây vú sữa mới trồng không bị lung lay rễ khi có bất kỳ tác động nào từ bên ngoài
+ Sau khi đã hoàn thành các khâu trồng cây xuống đất thành công thì mọi người nên tưới nước cho cây với mức độ vừa phải, không tưới quá nhiều khiến rễ cây còn yếu không hấp thụ kịp dẫn đến cây bị thối rễ. Còn nếu tưới không đủ thì cây sẽ không đủ sức để nuôi cây
+ Loại đất phù hợp để trồng cây vú sữa đó là đất thịt, đất dễ thoát nước không nên trồng ở những nơi có đất quá khô cằn và nhiều sỏi đá
Cây vú sữa mới bứng chăm sóc như thế nào?
Thời gian tưới nước cho cây
Thông thường nếu thời tiết không quá nắng gắt thì bạn mọi người nên tưới từ 3 đến 5 lần trên 1 tuần. Còn đối với thời tiết ngoài trời 38 gần 40 độ thì mọi người cần tăng số lần tưới trên 1 tuần, có thể ngày nào bạn cũng phải cung cấp nước cho cây. Nếu bạn có thuốc kích rễ thì trước khi tưới nước sạch thì nên pha tưới cho lần tưới đầu tiên cho cây
Một lưu ý không thể bỏ qua đối với những cây vú sữa mới trồng về cách tưới nước đó là cần dùng vời tưới phun toàn thân cây từ trên xuống dưới, không nên tưới trực tiếp vào gốc cây mới trồng, vì như vậy sẽ khiến thân cây bị tổn thương. Cần tưới xung quanh đất khu vực để cây dễ dàng hấp thụ nước tốt hơn, và cần tránh tưới những vị trí cây đang mọc mầm tránh bị gãy
Quy trình bón phân cho cây
Thời gian để bón phân cho cây là tầm 2 tháng đến 3 tháng trên 1 lần, và loại phân phù hợp đó là phân hữu cơ. Còn đối với phân hóa học thì phân lân là thích hợp nhất, tuy nhiên nếu bạn bón phân lân này vào thời tiết mùa mưa thì có thể bón trực tiếp, còn đối với thời tiết nắng nóng thì nên hoa tan với nước sau đó tưới trực tiếp vào gốc
Tỷ lệ phân bón cho chuẩn cho cây
+ Lượng phân bón cho cây từ nữa kg đến 1 kg cho những cây có thời gian bứng về dưới 1 năm
+ Đối với cây đã trên 1 năm tuổi thì có thể tăng lượng phân bón lên ở mức 1 đến 3 kg
Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây vú sữa
Nếu phát hiện cây vú sữa có bất kỳ biểu hiện gì về lá hay thân thì mọi người nên kiểm tra, chú ý theo dõi các loại bệnh hại sau đó có biện pháp phòng trừ kịp thời. Tỉa bỏ tất cả các cành sâu bênh hại, những nhánh nào nhiều cành nhỏ cần tỉa bỏ bớt để cây thông thoáng hơn. Nếu trường hợp cây đã phát bệnh quá nhiều lan ra toàn cây thì có thể dùng các thuốc sinh học, thảo mộc để phun trực tiếp vào cây
Trên đây là tất cả những gì mà hoacanhquangvy đã thực hiện và đã thành công về cách trồng cây vú sữa mới bứng nhanh ra rễ lên mầm sống 100%. Hi vọng với những gì mà mọi người vừa tham khảo trên sẽ giúp bạn có kiến thức về công việc đào trồng này nhé! Chúc các bạn thành công