Khế là một loại cây ăn quả được trồng ở mọi miền tổ quốc nhằm cho quả ăn, cây bóng mát, cây cảnh bonsai. Mặc khác cây khế được trồng để nhắc nhở con cháu hãy nhớ về cội nguồn, quê hương. Quả khế có hai loại là ngọt hoặc chua.
Tên thường goi: cây khế
Tên gọi khác: Ngũ liêm tử
Tên khoa học: Averrhoa carambolaL
Thuộc họ: Chua me đất – Oxalidaceae
Nguồn gốc: Sri Lanka
Thông tin về gốc cây khế cảnh
Đây là gốc khế cảnh hiện nay được trồng ở nhà vườn Hoa cảnh Quang Vỹ với những thông tin như sau để mọi người có thể tham khảo :
Tuổi cây: 35 tuổi
Chiều cao thân: 2 mét
Nhánh cây: nhiều nhánh đan xen vào nhau rất đẹp
Mục đích trồng: Trồng cảnh hoặc trồng cây ăn quả nhưng thiên về trồng bonsai hoặc trồng cảnh
Ưu điểm sản phẩm:
Mặc dầu ít tuổi so với các loại cây cổ nhưng cây khế cảnh này có dáng trực sau đó có nhiều nhánh vây vươn ra cùng một vị trí tạo nên một mạng nhện nhánh đan xen vào nhau. Vậy nên gốc khế này mang giá trị thẩm mỹ cao, đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho các biệt thư, nhà vườn hoặc các quán cà phê theo mô hình mở.
Chiều cao thân vừa phải, tuy nhiên không thể cắt ngang vì phần trên có nhánh đan với nhau rất đẹp. Đây là ưu điểm thuận lợi cho người trồng khi muốn trồng ở vườn hay trồng ở chậu đều được.
Gốc to, có rể bám sâu vào lòng đất.
Có thể trồng thành cây ăn quả, bản thân trước đó là cây ăn quả lâu năm, rất sai quả và không sâu bệnh nên người mua hoàn toàn có thể trồng để làm cây ăn quả trong vườn nhà.
Cây nhanh bén rễ, không sâu bệnh, dễ trồng và dễ chăm sóc. Đặc biệt thịch hợp với mọi loại đất, mọi khí hậu thời tiết ở Việt Nam.
Công năng cây khế
Cây cảnh
Cây công trình
Che mát
Tác dụng của cây khế theo đông y
Tác dụng thanh nhiệt, giải độ, lợi tiểu, trị phong nhiệt
Chữa mẫn ngứa, lở ngứa, sưng đau do dị ứng
Chữa trĩ, cầm máu, hạ sốt
Tác dụng của từng bộ phận cây khế:
Hoa khế có tác dụng giải độc thuốc phiện, lở ngứa.
Rễ khế có tác dụng trị khớp xương đau nhức, đau đầu.
Thân gỗ nhỏ, nhiều cành nhánh, chiều cao thấp, trung bình khoảng 3- 7m. Vỏ cây có màu nâu dỏ, có nhiều nốt sần sùi.
Gỗ khế giòn, dễ gãy
Rễ khế thuộc loại rễ cọc mọc sâu lòng đất để hút nước còn rễ chùm thì mọc nổi lên mặt đất.
Lá khế hình trái xoan nhọn đầu lá có màu xanh tươi. Lá mọc kép, mép nguyên
Hoa khế mọc thành từng chùm ở nách lá hoặc đầu cành, có màu hồng tím
Kỹ thuật trồng gốc cây khế cảnh
Để trồng cây khế cảnh nhanh bén rễ và ra lá mọi người tuân thủ các bước kỹ thuật trồng sau:
Bước 1: Chuẩn bị hố đất trồng
Mọi người có dự định trồng ở đâu thì đào ở đó nhưng nên lựa chọn những vị trí tốt, đất đai tươi xốp, có độ ẩm tốt và không có quá nhiều cây cối xung quanh.
Đào số với độ rộng và chiều sâu tương ứng với rễ
Chuẩn bị đất hoai mục để đổ vào hố trồng
Bước 2: Trồng cây
Đổ đất hoai mục vào khoảng 2/5 hố sau đó để cây ngay ngắn vào chính giữa và dùng đất hoai mục tiếp tục đổ vào sau đó để đất đào lên xuống nén chặt lại để giữ cho gốc vững chắc
Với cây này mọi người có thể không cành làm hàng rào hay chống đỡ vì gốc khá lớn và thấp nên không cần thiết.
Có thể lấy bao tải hoặc bao ni-lông buộc chặt phần thân bị cắt để không bị thoát ẩm và khô
Thời gian đầu mọi người nên tránh để cho cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp
Khi trồng xuống đảm bảo tất cả các rễ đều được chôn trong đất
Cách Chăm sóc
Tưới nước thường xuyên cho thân và gốc nhưng không nên tưới làm xói gốc cây khiến rễ bị lộ ra ngoài. Tưới nước 3 -5 lần/ tuần nếu trời không quá nắng, khi tưới thì cho lượng vừa đủ không tưới quá nhiều làm đất nhão gây thối rễ. Hoặc có thể tưới đều đặn mỗi ngày nếu trời quá nắng để tránh trường hợp cây thiếu nước dẫn đến héo khô.
Thời gian đầu khi cây chưa ra mầm không nên bón phân dù là phân hữu cơ hay phân hóa học.
Khi cây bắt đầy ra mầm hạn chế tưới nước, đặc biệt tưới vào mầm lá và cành khiến mầm bị gãy.
Bón phân nên chọn vào những ngày mưa hoặc pha vào nước để tưới không bón trực tiếp vào gốc. Đối với phân hữu cơ nên đào quanh để bón.
Trời nắng gắt có thể dùng rơm rạ hoặc lá cây khô để đắp lên phần gốc để cây không bị mất nước.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.