Cây lúa là loại cây lương thực quan trọng trong cuộc sống con người có nguồn nguồn gốc tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam của châu Á và châu Phi. Loài cây thích nghi rất rộng với những điều kiện sinh thái khác nhau như đất, nước, nhiệt độ,…

Nguồn gốc của cây lúa

Lúa là loại giống cây nông sản và nuôi sống con người trong nhiều thập kỷ qua, chính vì vậy lúa gạo có nguồn gốc quan trọng hơn bất cứ giống cây nào. Đây là loài cây được ghi chép trong sử sách như nguồn thực phẩm mang tính truyền thống cao.

Loài cây được trồng trọt rộng khắp từ Trung Quốc sang các khu vực lân cận với nhiều hình thức khác nhau. Cây lúa lan rộng ra khắp Nam Âu cùng các vùng Bắc Phi, đến Hy Lạp và Địa Trung Hải.

Loại lương thực này được đưa đến nhiều nơi trên thế giới do tính thích ứng linh hoạt và có thể phát triển trong điều kiện khắc nghiệt sa mạc của Ả Rập Xê Út. Trong các đồng bằng ngập nước của Đông Nam Á, lúa cũng có thể sinh sôi và phát triển một cách mạnh mẽ nhất.

Lúa ngày càng phổ biến và được trồng tại nhiều vùng lục địa ngoại trừ Nam Cực, với khí hậu của nhiều vùng miền. Đây chính là lý do tại sao gạo lại là một trong những thực phẩm được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Độc giả có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về lúa gạo và các loại nông sản tại website https://nongsan365.net/ 

Cây lúa là loại giống cây nông sản quan trọng nuôi sống con người

Cây lúa và ý nghĩa thú vị trong cuộc sống

Lúa gạo là loại lương thực quan trọng nhất đối với con người, hơn 3,5 tỷ người châu Á và châu Mỹ La Tinh sử dụng lúa là nguồn lương thực chủ yếu, chiếm tới 50% dân số thế giới.

Tại Việt Nam, diện tích trồng lúa ước tính khoảng 7,8 triệu ha, đây là số liệu được ghi nhận vào năm 2015. Với năng suất bình quân đạt đến 57,7 tạ/ha.

Mô tả sơ bộ về cây lúa

Mô tả cây lúa và hình thái sinh học được mô tả cụ thể như sau:

Lúa có chiều cao từ 1m đến 1,8m với các lá mỏng và hẹp khoảng 2 đến 2,5 cm và chiều dài lá từ 50 đến 100 cm. Tùy từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển mà lá lúa sẽ có màu khác nhau. Khi lúa chín và ngả sang màu vàng. Hoa nhỏ tự động thụ phấn và mọc thành các cụm hoa được phân nhánh cong và rủ xuống dài từ 35 đến 50 cm.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa tính từ lúc chia hạt nảy mầm đến lúc thu hoạch dao động khoảng từ 90 đến 180 ngày đối với các giống lúa hiện trồng:

Sản phẩm nông nghiệp thu được từ cây lúa

Sản phẩm thu được từ lúa là hạt lúa, sau khi bỏ lớp bỏ ngoài thu được gạo và các phụ phẩm như cám, trấu. Hạt lúa nhỏ, cứng và dài từ 5 đến 12mm với độ dày 2 đến 3 cm.

Hạt gạo thường có màu nâu, trắng hoặc đỏ thẫm chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất. Gạo ngay sau khi được xay và xát sẽ trực tiếp chế biến để nấu cơm phục vụ bữa ăn hằng ngày của con người.

Sản phẩm nông nghiệp thu được từ cây lúa có giá trị sử dụng cao

Giá trị sử dụng của lụa và gạo trong cuộc sống

Từ xa xưa, con người sử dụng lúa gạo để chế biến nhiều mặt hàng và thực phẩm như bún, bánh mì hoặc có thể chế biến công nghiệp, kỹ nghệ, mỹ nghệ,… Lúa gạo còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất tân dược. Đồng thời với phụ phẩm của lúa như rơm, rạ và cảm,…còn là thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất ra giấy và bìa carton chất lượng cao.

Rơm rạ còn được người dân sử dụng để làm giá đỡ nuôi trồng những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Ngay sau khi thu hoạch, phần rơm rạ còn sót lại sẽ được dùng để cải tạo và tăng cường độ phì nhiêu của đất, tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển.

Lúa gạo được sử dụng chế biến nhiều mặt hàng

Kết luận

Trong mỗi thời kỳ và giai đoạn của cây lúa cần có một chế độ cùng kế hoạch chăm sóc và bón phân khác nhau để cây phát triển tốt. Lúa canh tác đạt năng suất cao mang đến giá trị về kinh tế cho nông nghiệp. Tham khảo thêm thông tin về nông nghiệp và canh tác cây trồng tại website https://nongnghiep365.net/ bạn nhé!

Liên hệ tư vấn miễn phí